KẾT QUẢ KHẢO SÁT KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN 1 Các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 66)

- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội truy ền thông

4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN 1 Các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp đánh giá

4.2.1 Các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kiến thức môi trường của học sinh/sinh viên (HS/SV) thành phố cũng được nhóm đề tài thực hiện thông qua phiếu khảo sát với các câu hỏi trắc nghiệm nhưng với mức độ phức tạp hơn so với phiếu khảo sát thông tin đối với người dân. Phần khảo sát kiến thức của HS/SV có 18 câu hỏi (phần 1 của phiều khảo sát thông tin dành cho sinh viên - xem Phụ lục 4) thuộc nhiều vấn đề, cụ thể như sau:

1. Theo bạn, môi trường là gì? 2. Thế nào là ô nhiễm môi trường? 3. Nước uống thế nào là sạch? 4. Ô nhiễm nước là gì ?

5. Tại sao không khí bị ô nhiễm?

6. Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon? 7. Mưa axit là gì?

8. Rác thải có phải là nguồn gây ô nhiễm không? 9. Đa dạng sinh học là gì?

10. Chính sách môi trường là gì? 11. Thế nào là phát triển bền vững?

12. Bạn có biết Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường? 13. Bảo vệ môi trường là việc của ai?

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxvi Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxvi

14. Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

15. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào? 16. Vì sao nói “ Môi trường là nguồn tài nguyên cửa con người” 17. Làm gì để BVMT ở mỗi gia đình, khu dân cư, nơi công cộng

18. Bạn có biết các vấn đề môi trường “Nóng bỏng” hiện nay ở Việt Nam (hay ở thế giới)? xin vui lòng ghi vào đây và cho ý kiến của bạn.

Một số vấn đề môi trường phức tạp hơn được khảo sát đòi hỏi người sinh viên được phỏng vấn phải có kiến thức tương đối tổng hợp như: đa dạng sinh học, phát triển bền vững, hiện tượng thủng tầng ozôn, các vấn đề môi trường nóng bỏng...

Các câu hỏi nêu trên được thiết kế nhằm kiểm chứng mức độ hiểu biết của mỗi người thông qua 3-4 câu trả lời gợi ý, người được hỏi có thể chọn một hay nhiều phương án trong các câu trả lời tùy theo nhận thức của mình. Việc đánh giá cũng được thực hiện tương tự như cách làm đối với khảo sát nhận thức của người dân. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm được cho điểm theo thang 1,2,3 tương ứng với đạt, khá và tốt. Kết quả đánh giá kiến thức từng sinh viên (được phỏng vấn) dựa trên tổng số điểm đạt được theo ba mức:

Mức 1: 40-54 điểm (được đánh giá là hiểu biết tốt về môi trường) Mức 2: 32-39 điểm (được đánh giá là hiểu biết khá về môi trường)

Mức 3: 18- 31 điểm (được đánh giá là hiểu biết trung bình về môi trường)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 66)