Xác định nội dung truyền thông (thông điệp truyền thông)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 53)

- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội truy ền thông

4.1.4 Xác định nội dung truyền thông (thông điệp truyền thông)

Nội dung truyền thông (hay còn gọi là thông điệp truyền thông) là nội dung muốn được truyền đạt và là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình truyền thông. Trong truyền thông môi trường, thông điệp truyền thông được truyền tải có nội dung liên quan đến môi trường và hiệu quả mong muốn là người nhận sẽ nâng cao nhận thức của mình về các vấn đề môi trường và có những thay đổi hành vi thích hợp trong cuộc sống nhằm góp phần bảo vệ môi trường chung.

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng liii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng liii

Thông điệp muốn truyền đạt là những ý tưởng, cảm xúc mà người phát muốn người nhận biết và hiểu chính xác. Khi phát ra, nó được mã hóa dưới nhiều loại hình: ngôn từ, hình ảnh, điệu bộ v.v... Tùy theo hoàn cảnh, trình độ, khả năng truyền đạt của từng người mà nó rất khác nhau. Như vậy, tín hiệu phát ra chỉ là biểu tượng của điều mà người truyền thông tin muốn phát.

Thông điệp nhận được là điều mà người nhận nghe, thấy, ngửi, sờ hay nếm được và giải mã. Tiếp nhận, nhận thức là lý giải, tạo ra một ý nghĩa cho điều gì nhận được từ giác quan. Nghe một tiếng động, chúng ta phải động não và giải mã ngay đó là tiếng còi xe, hay tiếng chim kêu v.v... Có thể là một âm thanh lạ mà ta chưa giải thích được.

Do sự khác biệt về tính cách, khả năng, kinh nghiệm, trình độ của người phát và người nhận, sự khác biệt giữa thông điệp muốn phát ra và thông điệp nhận được là điều tất yếu. Lắm khi ta (tự) hiểu và diễn giải những điều mà người kia không có ý muốn truyền đạt. Từ đó hạn chế hiệu quả của việc truyền thông. Do vậy, một thông điệp muốn hiệu quả, cần phải:

- Phù hợp, đáp ứng nhu cầu thật sự của đối tượng. - Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và giá thành thấp.

- Dễ được chấp nhận và phù hợp với văn hóa và niềm tin của đối tượng.

- Thu hút và tạo được sự chú ý của đối tượng (loại hình được chọn phải phù hợp với nhóm đối tượng).

4.1.4.1 Xác định vấn đề

Để xây dựng các thông điệp tốt cần phải xác định đúng vấn đề (chủ đề) cần truyền thông. Về nguyên tắc, các vấn đề sẽ không được giải quyết nếu không xác định được nguyên nhân gốc rễ. Trong truyền thông người ta thường sử dụng phương pháp xác định vấn đề dựa trên mối quan hệ nhân quả với các bước như sau:

- Xác định các vấn đề và chọn vấn đề nào là quan trọng nhất - Xác định nguyên nhân của vấn đề đó

- Xác định hậu quả của vấn đề đó

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA - Participatory Rapid

Appraisal) và Đánh giá môi trường có sự tham gia (PEA - Participatory Environmental

Appraisal) là hai công cụ hữu ích nhất hiện nay dùng để xác định các vấn đề. Hai phương pháp này giúp:

- Thu thập thông tin nhanh (đối với nhóm đánh giá) và tăng cường khả năng phân tích, chia sẽ kinh nghiệm, lập kế hoạch (đối với người địa phương).

- Thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá.

- Lập nhóm đánh giá đa ngành, đa chuyên môn; thu thập, nghiên cứu số liệu có sẵn; đánh giá có sự tham gia của địa phương: tham quan thực địa, phỏng vấn, phiếu điều tra,…

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng liv Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng liv

- Có thể tìm ra giải pháp khả thi ở địa phương để ngăn chặn suy thoái môi trường; có thể cung cấp thông tin, dữ liệu để cải tiến việc quy hoạch, quản lý môi trường ở địa phương.

Tuy nhiên, khi áp dụng công cụ này xác định các vấn đề, có một số khó khăn và hạn chế nhu sau: thiếu thời gian và kinh phí; cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm. Ngoài ra, khi áp dụng nhóm công cụ này có thể nhận được những sai lệch ngoài mong muốn như sai lệch theo thời gian, sai lệch từ nguyên chủ quan do chuyên môn của nhóm đánh giá.

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lv Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lv 4.1.4.2 Phân tích đối tượng

Để thiết kế chương trình truyền thông, các truyền thông viên phải nắm được hiểu rõ đối tượng truyền thông. Có những phép phân tích để nghiên cứu đối tượng như Phân tích Nhận thức-Thái độ-Hành vi; Phân tích Điểm mạnh-Điểm yếu và Cơ hội-Mối đe dọa.

Phân tích mức độ Nhận thức - Thái độ - Hành vi (N-T-H) của từng loại đối tượng đối với mục tiêu của chương trình, đối với hành vi mới đã được hoặc có ý định nêu lên.

- Nhận thức (N): sự hiểu biết, kiến thức kém hoặc chưa đầy đủ của đối tượng về vấn đề môi trường cần giải quyết.

- Thái độ (T): Thái độ tiêu cực, thiếu ủng hộ của đối tượng đối với các chương trình TTMT, thái độ nghi ngờ khả năng và cách thức giải quyết các VĐMT đó.

- Hành vi (H): Các hành vi, tập quán, thói quen không tốt, không có lợi cho chương trình đang thực hiện.

Phương pháp phân tích Điểm mạnh- Điểm yếu, Cơ hội - Mối đe dọa dùng để xác định xem khi yêu cầu đối tượng thực hiện hành vi môi trường mới thì họ sẽ có thuận lợi và lợi ích (Điểm mạnh và Cơ hội) nào, họ sẽ gặp khó khăn và cản trở (Điểm yếu và Mối đe dọa) nào, trên cơ sở đó sẽ xác định rõ hơn được nội dung sẽ truyền thông tập trung vào vấn đề gì.

Ví dụ được nêu ở đây là về một dự án tái chế chất thải rắn. Đối với đối tượng là các hộ gia đình, Điểm mạnh và Cơ hội đối với hành vi mới là có thể có khoản thu nhập thêm từ các chất thải thu hồi lại và bán được; Mối đe dọa và điểm yếu là họ có thể phải mất công để phân loại chất thải rắn.

Điểm cần lưu ý khi phân tích đối tượng là giữa Nam và Nữ có thể có các hành vi và quan điểm khác nhau, nghĩa là trong nhiều trường hợp có thể phải hỏi riêng nam và nữ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến hoàn cảnh xã hội và địa vị xã hội của đối tượng, chú ý đến kỳ vọng và quyền lợi, động cơ của nhóm đối tượng (các quyền lợi, hy vọng, ước nguyện, mong muốn, e sợ, lo ngại, dè dặt, định kiến, những điều cấm kỵ, thái độ đối với việc thay đổi, tiến bộ, công việc, những người lạ, nên trình bày công khai hay giấu kín,…)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)