XUẤT MÔ HÌNH “TÌNH NGUYỆN MÔI TRƯỜNG” 1 Phân tích hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 72)

- Số SV/HS có ý thức sẵn sàng tình nguyện tham gia công tác TTMT khá đông đ ảo với tiềm năng có thể kỳ vọng là khoảng 60% của tổng số HS/SV hiệ n có trên đ ị a bàn

4.5 XUẤT MÔ HÌNH “TÌNH NGUYỆN MÔI TRƯỜNG” 1 Phân tích hệ thống

4.5.1 Phân tích hệ thống

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và vai trò của sinh viên trong hoạt động bảo vệ môi trường và cơ sở lý thuyết mô hình “Đội tình nguyện môi trường” (TNMT) tại các trường đại học được đề nghị. Đội TNMT được thành lập từ các sinh viên tự nguyện tham gia qua tuyển chọn. Hình 4.3 minh họa mối quan hệ của đội TNMT với tổ chức/cộng đồng trong xã hội.

Hình 4.3- Sơ đồ hệ thống mô hình “Đội tình nguyện môi trường”

Bản chất của mô hình là tập hợp một cách có tổ chức các sinh viên có tinh thần tự nguyện tại các trường đại học vào “ Đội tình nguyên môi trường”. Các đội viên được tuyển chọn phải có kiến thức môi trường và có sự nhiệt tình. Nguyên tắc tham gia trước hết là “sự tình nguyện” Những đặc tính của mô hình này được được phân tích dưới đây gồm:

- Tính xung kích - Tính vận động cao

- Tính lan tỏa hay hiệu quả dây chuyền - Tính sẵn sàng

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxii 4.5.1.1 Tính xung kích

Các Đội viên của Đội TNMT ở lứa tuổi sinh viên, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, háo hức tham gia và xung phong (tình nguyện) thực hiện các công việc được giao. Quy trình tuyển chọn thông qua việc thi kiến thức và phỏng vấn mức độ tình nguyện xẽ đảm bảo chất lượng “xung kích” cao hơn. Quy trình tuyển chọn được áp dụng thí điểm khi thiết lập Đội TNMT của trường Tôn Đức Thắng trong khuôn khổ của đề tài này.

4.5.1.2 Tính vận động liên tục của hệ thống

Do đặc điểm hệ thống đào tạo sinh viên chỉ đóng góp thời gian chủ yếu trong 4-5 năm học tại trường. Thời gian tham gia phụ thuộc vào kế hoạch học tập nên việc bố trí thời gian cho hoạt động xã hội có nhiều khó khăn và các thành viên chỉ có thể tham gia vào đội TNMT trong thời gian học tại trường. Như vậy thành viên của đội TNMT luôn luôn phải thay mới. Nguồn nhân sự của Đội như một dòng chảy liên tục liên tục được bổ sung mới. Nhu cầu bổ sung mới (thay thế các thành viên ra trường tham gia hoạt động KT-XH ) bắt buộc phải liên tục đào tạo nâng cao kiến thức kỹ năng truyền thông. Cơ hội để thể hiện sự sáng tạo của của các Đội viên trẻ sẽ làm cho các hoạt động truyền thông phong phú thêm, luôn được đổi mới và lôi cuốn thêm nhiều người tham gia.

4.5.1.3 Tính lan tỏa hay hiệu quả dây chuyền

Hiệu quả dây chuyền của hệ thống được xét theo 02 phương diện khác nhau (trực tiếp và gián tiếp):

- Theo phương diện trực tiếp: Sự thành công của mô hình có thể được nhanh chóng áp dụng rộng khắp ở các trường khác. Điều này sẽ tạo ra một bước đột phá mới về phát triển lực lượng truyền thông viên có đặc tính “xung kích” (vừa có khả năng vừa có nhiệt huyết) thông qua việc ra đời nhiều “Đội tình nguyện môi trường” tại các trường đại học, cao đẳng, thậm chí các trường THPT trên địa bàn thành phố.

- Về phương diện gián tiếp: Các “Đội tình nguyện môi trường” với các hoạt động thực tế của mình (trong đó có cả các chương trình chiến dịch truyền thông mà đối tượng chính là sinh viên trong trường. Sẽ lôi cuốn nhiều hơn (hiệu ứng hay tác dụng dây chuyền của phong trào) các sinh viên khác cùng tham gia vào chính hoạt động bảo vệ môi trường (ứng xử thân thiện và chấp hành tự giác các quy định vệ sinh/môi trường trong đời sống sinh viên đồng thời tham gia vào cả vận động cộng đồng cùng thực hiện. Tác dụng gián tiếp còn được duy trì và khuếch tán ra xã hội khi các thành viên của đội (mang bản chất xung kích tình nguyện môi trường) tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình ở những nơi làm việc và sinh sống.

4.5.1.4 Tính sẵn sàng

Đội TNMT sau khi được thành lập sẽ chịu sự điều hành của các tổ chức chính trị, xã hội của sinh viên (Đoàn trường, Hội sinh viên, câu lạc bộ môi trường ...) sẽ là công cụ sẵn có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động xã hội theo chủ trương của các tổ chức này. Đội TNMT cũng liên hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội tại địa bàn hoạt động của

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxiii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxiii mình (quận đoàn, đoàn phường, hội phụ nữ, ...) và sẵn sàng hỗ trợ cho các tổ chức địa phương thực hiệc các chiến dịch truyền thông môi trường..

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)