Những trở ngại trong hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 60)

- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội truy ền thông

4.1.7 Những trở ngại trong hoạt động truyền thông

1. Trong việc truyền đạt thông tin, có năm điều trở ngại làm cho việc truyền thông trở nên kém hiệu quả gồm:

(i) điều đã nói chưa phải là đã nghe; (ii) điều đã nghe chưa phải là đã hiểu; (iii) điều đã hiểu chưa phải là đồng ý; (iv) điều đã đồng ý chưa phải là đã làm; (v) điều đã làm chưa phải là đã duy trì.

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Những trở ngại trong việc nói và nghe thông thường bắt nguồn từ các vấn đề cần truyền tải. Nội dung của các vấn đề cần truyền tải có tính phức tạp trong khi kỹ năng, phương pháp hay kỹ thuật sử dụng để truyền tải lại không phù hợp nên ngăn cản quá trình Nói và Nghe. Ngôn ngữ và tư duy giữa người phát và người nhận không đồng nhất sẽ gây trở ngại cho việc Nghe và Hiểu. Việc thiếu tin tưởng và khoảng cách về xã hội - văn hóa giữa người nghe và người truyền đạt có thể làm cho cái Hiểu không thể biến thành cái Được chấp nhận. Từ chỗ Chấp nhận đến chỗ Làm thực sự bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế, tài chính, kỹ thuật, nguồn lực và thói quen khác nhau khiến cho người đã thay đổi nhận thức và có ý định thay đổi hành vi không có điều kiện để thay đổi. Từ chỗ Hành động đi đến Duy trì hành động đó lại càng khó hơn nữa do nhiều vấn đề như biến động thể chế, kinh tế và xã hội.

Ví dụ các chiến dịch như “Vớt rác trên sông”, “Xóa bỏ bãi rác lưu cửu”, “Bỏ thuốc lá” v.v.. có thể là những minh họa cụ thể. Nhiều ngưòi đã được nghe, hiểu và thậm chí chấp nhận những thông điệp ấy nhưng trên thực tế, họ vẫn tiếp tục bỏ rác xuống sông, nơi công cộng và hút thuốc. Sự thiếu hụt các dịch vụ cần thiết đã phần nào hạn chế sự thay đổi hành vi của người dân nhất là trong lãnh vực vệ sinh môi trường. Kết luận cuối cùng là mặc dù việc thực sự thay đổi hành vi của cá nhân hay tập thể là tối cần thiết đối với mọi quá trình phát triển nhưng rất khó đạt được. Những trở ngại cần vượt qua này phải là một mối quan tâm thường xuyên của các nhà giáo dục, tư vấn, truyền thông và quản lý chính sách môi trường.

2. Thông tin một chiều: Như đã trình bày, hình thức thông tin đại chúng ngay cả các hệ thống theo chiều ngang nếu không có cơ chế tạo điều kiện cho ngưòi nhận phản hồi, cùng tham gia thì hiệu quả của việc truyền thông cũng bị hạn chế. Hầu hết các thông điệp môi trường dù được thực hiện dưới bất kỳ công cụ hay loại hình nào đều được người nhận nghe, nhìn và hiểu khác nhau. Sự nhận thức, các thuật ngữ, hình ảnh và cách diễn đạt được dùng khi truyền thông sẽ gặp phải những trở ngại giữa người truyền đạt và người tiếp nhận nếu không có cơ chế phản hồi thúc đẩy một sự tham gia tích cực của người nhận. Vì vậy thông tin được trao đổi hai chiều hay nhiều chiều sẽ dẫn đến một cách hiểu thống nhất - đó là cốt lõi trong công tác truyền thông.

3. Sự nhiễu loạn thông tin: Truyền thông nói chung và truyền thông môi trường nói riêng là một tiến trình, nó không chỉ dừng lại ở từng chiến dịch truyền thông hay một

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lx Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lx cuộc vận động. Các thông tin truyền đạt được vẫn tiếp tục được truyền đi trong cộng đồng, từ người này qua người khác với nhiều cách hiểu, diễn giải, tóm lược khác nhau. Trong quá trình lan truyền như vậy, thông tin bị sai lệch nhiều thậm chí nhiều khi khác hẳn với thông tin ban đầu. Điều này làm hiệu quả của việc truyền thông trở nên rất hạn chế. Do vậy cần có một sự theo dõi, đánh giá liên tục sau các chiến dịch truyền thông môi trường để có thể kịp thời chấn chỉnh những sự sai lệch, nhiễu thông tin đáng tiếc có thể xảy ra. Tốt nhất là các hoạt động cải thiện môi trường cụ thể cần phải đi kèm với các chiến dịch này nhằm củng cố và tăng cường nhận thức và hành vi của đối tượng một cách cụ thể. Học cần phải đi đôi với hành, đó là phương thức truyền thông và giáo dục hữu hiệu nhất.

Mặt khác, khi sử dụng phối hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để chuyển tải một thông điệp về một chủ đề môi trường, cần bảo đảm các thông tin truyền đạt từ các kênh này phải nhất quán, tránh tối đa những sự diễn giải, hiểu lầm không cần thiết. Kênh thông tin cho đối tượng cộng đồng nói chung, dù ở bất kỳ loại hình nào phải đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng những thuật ngữ và khái niệm khó hiểu và nên được minh họa bằng nhiều hình ảnh dưới các thể loại khác nhau. Sự sai biệt khi truyền một thông điệp môi trường từ các kênh thông tin khác nhau sẽ dẫn đến nhiễu loạn thông tin có thể làm đối tượng tiếp nhận lúng túng và không chấp nhận các thông tin đó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 60)