Mô hình “Tình nguyện xanh” ở Huế

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 27)

Vào tháng 10/1997, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, được sự hỗ trợ của Sở KHCN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội đồng vùng Nord pas de Clais (Pháp), Hội LHTN thành phố Huế chính thức ra mắt Mạng lưới Thanh niên Tình nguyện Bảo vệ môi trường, gọi tắt là Tình nguyện Xanh (TNX) với sự tham gia của hơn 200 đoàn viên, thanh niên của thành phố Huế. Chỉ sau 4 năm, (tính đến tháng 4/2001) phong trào TNX đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh, trở thành một lực lượng tình nguyện BVMT khá hùng hậu, thực sự đóng vai trò hạt nhân trong phong trào toàn dân BVMT ở địa phương. Đến nay mô hình TNX đã phát triển rộng khắp trên cả nước.

Hoạt động TNX dựa trên tôn chỉ "Tình nguyện cùng nhau vì một môi trường chung" với triết lý hành động: "Môi trường không của riêng ai, giữ gìn xanh-sạch chung tay ta làm". Tài chính cho hoạt động của mạng lưới là từ hội phí của các đội viên đóng góp và từ các nguồn tài trợ khác. Để thực hiện mục đích "Không ngừng nâng cao nhận thức, khơi dậy sự quan tâm, làm thay đổi thái độ, hành vi và thói quen của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường, cũng như tạo điều kiện để tất cả mọi người dân đều có cơ hội để thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia quản lý môi trường ở địa phương", TNX đã triển khai một số hoạt động chính như:

- Truyền thông nâng cao nhận thức BVMT của cộng đồng: phát tờ rơi, tổ chức phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường, vận động nhân dân và làm nòng cốt trong việc giải quyết các tụ điểm, thực hiện các chương trình, truyền thông tại hộ gia đình ...

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm, các sự cố môi trường, các tranh chấp... và cùng với người dân tìm kiếm giải pháp xử lý thích hợp ở cấp độ địa phương.

- Tham mưu và giúp UBND các phường, xã xây dựng các qui định về BVMT với sự tham gia của cộng đồng. Triển khai một số dự án, sáng kiến địa phương.

- Hỗ trợ đắc lực cho UBND phường/xã trong việc phổ biến và triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT. Tham mưu cho UBND xã, phường trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường.

- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác như là Đoàn TNCS HCM, Hội LHTN, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi... để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ và toàn diện trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các chương trình sinh hoạt trong nội bộ các đội, giữa các đội với nhau, các đợt tập huấn nâng cao kỹ năng, ... để tạo sân chơi hấp dẫn cho thanh niên.

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxvii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxvii

2.1.4 Nhận xét

Các dự án điển hình nêu trên đã khẳng định vai trò quan trọng và khả năng to lớn của lực lượng thanh niên trong việc vận động tuyền truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Từ thực tiễn hoạt động truyền thông môi trường của thanh niên trong những năm qua có thể nêu một số nhận xét như sau:

- Thanh niên đã khởi xưởng và trở thành lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường và phát triển tại cộng đồng

- Lực lượng thanh niên có đầy đủ khả năng để tổ chức nghiên cứu và triển khai thực tế các chương trình, dự án truyền thông môi trường quy mô lớn.

- Các sáng kiến, mô hình giáo dục cộng đồng về bảo về môi trường do thanh niên đề xuất dễ dàng được nhân rộng để trở thành phong trào rộng khắp trên toàn quốc.

Đây là những cơ sơ thực tiễn quan trọng cho phép bước đầu khẳng định tính đúng đắn khi lựa chọn sinh viên- một bộ phận đông đảo của lực lượng thanh niên làm nòng cốt cho công tác truyền thông môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)