Quá trình truyền thông môi trường và nhân lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 58)

- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội truy ền thông

4.1.6 Quá trình truyền thông môi trường và nhân lực

4.1.6.1 Sơ đồ quá trình truyền thông

Hiệu quả của việc truyền thông môi trường tùy thuộc rất nhiều điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia và nhỏ hơn nữa là của từng điạ phương. Qua đúc kết một số kinh nghiệm trong việc truyền thông môi trưòng, trong bối cảnh Việt Nam, sơ đồ một quá trình truyền thông môi trường được xem là hợp lý và có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức môi trường của người dân nêu trong Hình 4.1.

Hình 4.1 – Sơ đồ quá trình truyền thông môi trường

- Nhận diện các vấn đề môi trường: Qua làm việc với chính quyền điạ phương và cư dân trong cộng đồng, các vấn đề nóng về môi trường được nhiều người quan tâm, sẽ được nhận diện. Để làm được chuyện này, người truyền thông cần phải được trang bị một số kỹ năng cần thiết sẽ được đề cập ở chương sau.

- Gây ý thức: nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề sẽ được trao đổi, bàn bạc với người dân trong cộng đồng nhằm giúp cho người dân nhận thức được các nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của họ nếu như họ không thay đổi hành vi. Trong bước này, nhiều hình thức và công cụ có hiệu quả phù hợp với sở thích, trình độ nhận thức của các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng có thể được linh hoạt áp dụng

- Củng cố nhận thức: học qua hành, đó là phương châm giúp người dân thông qua hoạt động cụ thể như sửa và nâng cấp đuờng xá, hệ thống cống; xây nhà vệ sinh; tổ chức thu gom rác v.v.. thấy rõ được khả năng của họ trong việc cải thiện môi truờng sống của chính mình. Từ đó củng cố nhận thức của mình về lãnh vực vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lviii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lviii

- Phát triển nhận thức: các hoạt động nâng cao nhận thức đuợc tiếp tục duy trì nâng cao qua hoạt động thường xuyên của các nhóm nòng cốt địa phương đã đuợc huấn luyện và xây dựng bởi các cán bộ môi trường và truyền thông môi trường cấp cao hơn.

- Duy trì nhận thức: đây là một mục tiêu rất khó nhưng cần phải hướng tới nhằm duy trì các thành quả đạt được trong quá trình xây dựng và nâng cao nhận thức về môi truờng cùa người dân. Các nhóm nòng cốt sẽ là lực lượng chính thay thế truyền thông viên để phối hợp với chính quyền và bàn bạc với cộng đồng để mở rộng các hoạt động nâng cao nhận thức cũng như tiếp tục cải thiện môi trường cộng đồng. Họ sẽ trở thành lực lượng truyền thông viên môi trường cơ sở để tổ chức các hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường cộng đồng.

Cần nhấn mạnh rằng một chương trình giáo dục cộng đồng không kết thúc ở đây mà các bước tiến hành sẽ luân phiên tiếp diễn với mức độ ngày một cao hơn dẫn đến việc thay đổi cơ bản và sâu sắc thái độ và hành vi của từng người dân trong cộng đồng. Nói một cách khác, truyền thông môi trường phải được xem như là một tiến trình trong đó nhận thức thay đổi phải được chuyển thành những hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho một sự thay đổi về hành vi và từ đó nhận thức sẽ ngày một được nâng cao dẫn đến một sự thay đổi hành vi khác được cụ thể hóa bằng hành động của đối tượng. Như vậy, chu trình này hy vọng có thể giúp cho đối tượng cuối cùng sẽ tích cực tham gia và hoạt động bảo vệ môi trường chung.

4.1.6.2 Nguồn nhân lực cho TTMT

Kinh nghiệm đã qua cho thấy ngoài vai trò của công tác viên xã hội và chuyên viên môi trường, lực lượng tuyên truyền viên môi truờng đặt nền tảng trên các nhóm tình nguyện trẻ có sẵn hay lực lượng đoàn phường và chi đoàn khu phố; và các nhóm truyền thông trong cộng đồng (nhóm thiếu nhi, học sinh, phụ nữ và phụ lão) là lực lượng chủ đạo cho hoạt động gây và nâng cao ý thức vệ sinh môi trường trong cộng đồng. Lực lượng này cần được huấn luyện thường xuyên và phối hợp hành động chăt chẽ với nhau và với chính quyền sở tại. Mối quan hệ làm việc giữa các thành phần nhân sự khác nhau có thể trình bày qua sơ đồ sau:

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lix Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lix

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)