- Số SV/HS có ý thức sẵn sàng tình nguyện tham gia công tác TTMT khá đông đ ảo với tiềm năng có thể kỳ vọng là khoảng 60% của tổng số HS/SV hiệ n có trên đ ị a bàn
4.5.5 Tổ chức thực hiện trên địa bàn thành phố
4.5.5.1 Thống nhất chủ trương
Để thực hiện tốt công tác TTMT dựa vào lực lượng sinh viên, đề tài xác định việc tổ chức thực hiện là một nội dung quan trọng, quyết định thành công của công tác TTMT. Các cơ quan ban ngành liên quan cần có chủ trương thống về việc giao cho lược lượng sinh viên nhiệm vụ truyền thông môi trường:
- Thành lập các Đội/Nhóm tình nguyện môi trường với thành viên là sinh viên của các trường đại học. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để thực hiện tất cả các chương trình TTMT tại thành phố. UBND thành phố, Chi Cục BVMT thành phố và Thành Đoàn (hay Hội sinh viện Thành phố) nên có chủ trương thống nhất về việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học
- Xây dựng bộ tài liệu và chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức môi trường và kỹ năng truyền thông cho các thành viên của Đội TNMT
- Phân bổ địa bàn hoạt động (truyền thông môi trường) cụ thể cho từng trường, thí dụ như nêu trong Bảng 4.5
Bảng 4.5 - Ví dụ về phân công địa bàn công tác TTMT cho các trường
STT Trường Địa bàn công tác 1 Đại học Tôn Đức Thắng Quận Bình Thạnh 2 Đại học Kinh tế TP HCM Quận 3 3 Đại học Hồng Bàng Quận Gò Vấp 4 Đại học Bách Khoa Quận 10 5 Đại học Nông Lâm Quận Thủ Đức 6 Đại học Khoa học Tự nhiên Quận 6 ...
- Tổ chức triển khai thí điểm tại một số trường đại học, đánh giá kết quả và sau đó nhân rộng ra toàn thành phố.
4.5.5.2 Phối hợp hoạt động
Để chương trình triển khai tốt, ngoài vấn đề tổ chức thực hiện, việc phối hợp hoạt động cũng là một trong những nội dung không kém phần quan trọng. Trong các chương trình giáo dục và TTMT, cần phối hợp hoạt động với các nhóm đối tượng sau đây:
______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxvii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng lxxvii
- Chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành: đây là thành phần đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng, đề ra các biện pháp khuyến khích, đồng thời thực thi các chính sách, quy định của Nhà nước.
- Các trường Đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn đề môi trường: các tổ chức này cung cấp kiến thức khoa học, có hệ thống về các vấn đề cơ bản về môi trường, tài nguyên và con người.
- Các Đoàn thể quần chúng (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc,...): giữ vai trò chính trong việc huy động lực lượng, đề xuất sáng kiến, tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể để cải thiện môi trường.
- Các phương tiện truyền thông: là công cụ thông tin hiệu quả, hướng dẫn dư luận quần chúng, tác động đến nhận thức và hành vi thân thiện với môi trường của người dân.
- Phối hợp với các thành viên tham gia vào các hoạt động và phong trào là các em thiếu nhi, thanh niên, hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy, cơ quan,... trong khu vực. Đối với việc phối hợp với các em thiếu nhi, thanh niên, và các hộ gia đình trong khu vực, việc giáo dục và TTMT chủ yếu tập trung vào vấn đề giáo dục môi trường và thay đối hành vi ứng xử với môi trường, đặc biệt là các vấn đề môi trường sống xunh quanh. Đối với việc phối hợp với các xí nghiệp, nhà máy, cơ quan,... nhóm này bao gồm cả cấp quản lý lẫn công nhân và nhân viên với mục tiêu thực hiện chủ yếu là nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường tại cơ sở và giúp họ thay đổi thái độ, hành vi để giảm thiểu ô nhiễm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư không gây nguy hại cho môi trường.