môi trường cho thanh thiếu niên”
Nhận thức được sự cấp bách của công tác bảo vệ môi trường, vị trí của công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường và vai trò của đoàn thanh niên ngay từ năm 1990 đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban Khoa học Nhà Nước (nay là Bộ Khoa học và Công Nghệ) ra nghị quyết liên tịch “Động viên tuổi trẻ Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường”. Nghị quyết liên tịch này nhằm mục tiêu: (i) Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về môi trường và bảo vệ môi trường; (ii) Đoàn thanh niên phải trở thành lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường và phát triển tại cộng đồng; (iii) Mỗi đoàn viên thanh niên phải là truyên truyền viên tích cực về môi trường và bảo vệ môi trường.
Nghị quyết liên tịch về bảo vệ môi trường đã được đưa vào chương trình hành động của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và trở thành một trong những nhiệm vụ chính trong kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung ương đoàn và cơ sở đoàn trong cả nước. Sự phối hợp lực lượng giữa đoàn viên thanh niên và ngành môi trường từ cấp trung ương tới các tỉnh thành đoàn được bắt đầu từ những hoạt động tập huấn kiến thức cơ bản, tổ chức hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm ngày môi trường thế giới. Thông qua nghị quyết liên tịch, thông qua hệ thống tổ chức của đoàn, đoàn thanh niên đã “thức tỉnh”, lôi cuốn cán bộ đoàn viên thanh niên quan tâm tới lĩnh vực nóng bỏng của toàn cầu và đất nước; đồng thời đã thiết lập được sự liên kết phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan chuyên môn trong việc giáo dục, vận động xã hội tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở kết quả triển khai nghị quyết liên tịch “Động viên tuổi trẻ tham gia bảo vệ môi trường”, với nhận thức công tác truyền thông nói chung và truyền thông về môi trường nói riêng là một khoa học, và để hoạt động của đoàn thanh niên trên lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường đạt kết quả tốt, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đảm nhận với Nhà nước nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo và phổ cập kiến thức về môi trường”, mã số KT-02-17 (năm 1992-1994). Có thể nói, đề tài này đã đặt nền móng và cơ sở lý luận cho công tác giáo dục truyền thông về bảo vệ môi trường trước hết cho đoàn thanh niên. Sau hai năm tiến hành nghiên cứu
______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxv Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxv cơ bản và thực nghiệm tại một số cơ sở thí điểm, đề tài đã rút ra một số kết luận mang tính định hướng cho việc nâng cao hiệu quả của truyền thông:
- Mục tiêu truyền thông: nhằm phổ cập kiến thức cơ bản, cung cấp những kỹ năng và kinh nghiệm bảo vệ môi trường.
- Đối tượng truyền thông: cần xác định rõ đối tượng chính để lựa chọn nội dung và phương thức truyền thông thích hợp.
- Nội dung truyền thông: hướng vào những vấn đề môi trường cấp bách của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và lợi ích của đối tượng.
- Phương thức truyền thông cần đa dạng kết hợp chặt chẽ giữa truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp với các loại hình văn hoá, nghệ thuật. Phối hợp giữa truyền thông trực tiếp với việc tạo điều kiện cho đối tượng thay đổi hành vi thông qua các phong trào hành động, các mô hình hoạt động tại cơ sở.
- Lực lượng truyền truyền cần phải được xã hội hóa bao gồm các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, giáo dục, phóng viên báo chí, các văn nghệ sĩ... Lực lượng này cần phải được tập hợp tổ chức lại và phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng về bảo vệ môi trường.