Thực trạng công tác quản lý đội ngũ Giáo viên của trường Trung

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ Giáo viên của trường Trung

Văn hoá, Thể thao và du lịch Bắc Giang.

Để nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng công tác xây dựng, quản lý đội ngũ đủ về số lƣợng, đảm bảo về cơ cấu và đƣợc bố trí phân công giảng dạy hợp lý, đúng chuyên môn sẽ phát huy đƣợc năng lực của từng thành viên, tạo hiệu quả cao trong công việc. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trƣờng đã tích cực làm việc với sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang về việc bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên đối với những chuyên ngành còn thiếu cho năm học tiếp theo; đồng thời có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn tài năng trẻ cho nhà trƣờng. Phấn đấu năm 2010, nhà trƣờng tuyển thêm 05 biên chế trong đó có 04 biên chế cho giáo viên chuyên ngành Âm nhạc và Sân khấu và 01 biên chế y tế học đƣờng.

Ban giám hiệu nhà trƣờng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho từng bộ phận, phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng quản lý tốt kỷ cƣơng, nề nếp trong các hoạt động. Các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn ở cấp khoa hay nhà trƣờng đều đƣợc quản lý chặt chẽ. Số lƣợng giáo viên đảm bảo đủ cơ cấu về cơ bản so với quy mô đào tạo hàng năm.

Quản lý về cơ cấu trong nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng song bên cạnh đó còn một số tồn tại:

- Đội ngũ giáo viên còn chƣa thực sự hợp lý về cơ cấu, công tác kiểm tra chuyên môn của các cấp quản lý trong việc đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên chƣa chính xác nên còn gặp khó khăn trong khâu bố trí sắp xếp nhân sự.

- Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, chƣa sâu sát thực tế, việc thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng chƣa nghiêm túc nên hiệu quả giảng dạy chƣa cao.

2.4.2.2. Quản lý về chất lượng

Hoạt động giảng dạy là hoạt động trung tâm của Nhà trƣờng, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ giáo viên thực hiện. Để quản lý về chất lƣợng giảng dạy của Giáo viên Nhà trƣờng đã tập trung quản lý trên một số lĩnh vực nhƣ sau:

* Quản lý công tác chuẩn bị giảng dạy của giáo viên: Ban giám hiệu Nhà trƣờng qui định trƣớc khi lên lớp tất cả giáo viên phải có đầy đủ giáo án đề cƣơng bài giảng (giáo án soạn theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạođã đượcthống nhất); Giáo án chi tiết (tài liệu giảng dạy) và các tài liệu tham khảo. Đề cƣơng bài giảng, giáo án phải đƣợc thông qua trƣởng bộ môn ký duyệt. Để giờ giảng tiến hành có hiệu quả và có chất lƣợng tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải đầu tƣ thời gian nghiên cứu biên soạn đề cƣơng bài giảng, giáo án đầy đủ và công phu. Ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị phƣơng tiện, mô hình học cụ, đồ dùng dạy học phù hợp nhằm làm cho bài giảng sinh động, khắc phục tình trạng dạy chay, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh đƣợc dễ dàng, sâu sắc hơn.

Ban giám hiệu giao cho các Trƣởng khoa, thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện các qui định về công tác chuẩn bị giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá, xếp loại chất lƣợng giáo án của từng giáo viên theo tiêu chí qui định đồng thời trong mỗi học kỳ Ban giám hiệu giao cho phòng đào tạo tiến hành kiểm tra đột xuất đối với việc chuẩn bị giáo án lên lớp của từng giáo viên và báo cáo trực tiếp với Ban giám hiệu. Biện pháp trên có tác dụng tốt đối với từng giáo viên trong việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác chuẩn bị giảng dạy.

Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chƣa chuẩn bị tốt bài giảng nhƣ việc soạn giáo án còn sơ sài, ít đầu tƣ nghiên cứu cập nhật kiến thức mới bổ sung vào bài giảng, sử dụng đồ dùng trực quan còn ít. Vì vậy chất lƣợng giờ giảng không cao.

Nguyên nhân: Một số trƣởng khoa chuyên môn cho rằng việc ký duyệt giáo án chỉ mang tính hình thức nên thực hiện qua loa, chƣa kiểm tra sâu sát đối với từng thành viên trong khoa.

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

TT Biện pháp quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Chƣa tốt

1 Đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy

24 (88,9%) 2 (7,4%) 1 (3,7%) 0 2

Giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên

15 (55,6%) 11 (40,7%) 1 (3,7%) 0

3 Thƣờng xuyên kiểm tra giáo án của giáo viên

17 (62,9%) 8 (29,7%) 2 (7,4%) 0

4 Tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án của giáo viên

10 (37,0%) 11 (40,7%) 5 (18,5%) 1 (3,7%)

5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và sách tham khảo 8 (29,6%) 10 (37,0%) 7 (25,9%) 2 (7,4%)

6 Bồi dƣỡng năng lực soạn bài và chuẩn bị lên lớp 6 (22,2%) 15 (55,6%) 6 (22,2%) 0

7 Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên

10 (37,0%) 15 (55,6%) 2 (7,4%) 0

Qua kết quả điều tra cho thấy, việc quản lý soạn bài lên lớp còn mang nặng tính hành chính và phần lớn các trƣởng khoa chuyên môn đảm trách công việc này nên giáo viên thực hiện chƣa nghiêm túc, còn mang tính đối phó.

Tuy nhiên nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên không đạt hiệu quả nhƣ nhau vì điều này phụ thuộc vào năng lực và trình độ của mỗi cá nhân. Trong xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một yêu cầu cần thiết, việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong thiết kế bài giảng cũng là điều kiện giúp giáo viên giảng dạy hiện nay tiếp cận với các phƣơng tiện giảng dạy hiện đại

* Quản lý giảng dạy của giáo viên trên lớp:

Để giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy, đúng qui chế, thực hiện đúng nội dung chƣơng trình môn học, đúng kế hoạch, tiến độ. Đặc biệt chất lƣợng dạy học thông qua nội dung, phƣơng pháp giảng dạy thì phải quản lý tốt hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên. Ban giám hiệu Nhà trƣờng đặc biệt quan tâm và đề ra biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên, cụ thể:

- Trƣởng khoa căn cứ khả năng chuyên môn, giờ lên lớp định mức của từng giáo viên tiến hành phân công giảng dạy cho phù hợp. Phòng Đào tạo căn cứ phân công của khoa chuyên môn đã đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt, cơ sở vật chất lớp học, các điều kiện thực tế có liên quan để xếp thời khoá biểu. Giáo viên căn cứ vào thời khoá biểu chính thức xây dựng kế hoạch lên lớp và có trách nhiệm đảm bảo tiến độ, thời lƣợng, chất lƣợng giờ giảng đúng chƣơng trình môn học đã đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt. Việc theo dõi lịch trình, tiến độ do phòng Đào tạo thực hiện có ghi chép đầy đủ hàng ngày, hàng tuần ... và trực tiếp báo cáo Ban giám hiệu định kỳ hàng tháng. Nhìn chung các Khoa, giáo viên thực hiện tƣơng đối tốt các qui định trên.

- Nội dung giảng dạy đƣợc qui định chi tiết trong chƣơng trình môn học do Bộ ban hành và đã đƣợc thống nhất, Hiệu trƣởng phê duyệt. Trƣởng khoa chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về nội dung giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, Trƣởng khoa phải thƣờng xuyên kiểm tra giáo án, việc biên soạn đề cƣơng bài giảng, tổ chức dự giờ của giáo viên. Ban Giám hiệu kiểm tra nội dung giảng dạy thông qua Khoa, qua dự giờ đột xuất của giáo viên và yêu cầu các Khoa chuyên môn xác định trách nhiệm cho giáo viên phải thƣờng xuyên nghiên cứu tài liệu bổ sung, cập nhật những nội dung, kiến thức mới vào nội dung bài giảng tránh tụt hậu kiến thức so với thực tế.

Tuy nhiên trong công tác quản lý giảng dạy của giáo viên còn bộc lộ hạn chế: Công tác dự giờ đột xuất giáo viên chƣa tốt; Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ học, giờ dạy để kiểm tra và đánh giá chất lƣợng lên lớp của giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các biện pháp xử lý chƣa kiên quyết.

2.4.2.3. Các biện pháp quản lý các điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ. * Quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy – học:

Đây là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. Xuất phát từ thực tế của cơ quan, trong những năm qua nhà trƣờng luôn chú trọng, quan tâm tới việc đầu tƣ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học. Nhà trƣờng đã tập trung sửa chữa nhiều phòng học chuyên ngành mang tính hiện đại, mua thêm đàn Piano, organ cho ngành Âm nhạc, nhiều Tƣợng vẽ cho khoa Mỹ thuật; trang bị thêm máy chiếu và yêu cầu giáo viên tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, cải tiến phƣơng pháp dạy học, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học; yêu cầu giáo viên lên lớp phải sử dụng phƣơng tiện, học cụ theo yêu cầu bài giảng; đồng thời mua thêm nhiều sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

Hạn chế: Nhiều giáo viên còn ngại đổi mới phƣơng pháp dạy học, chƣa khắc phục thói quen giảng dạy cũ, chƣa thoát khỏi phƣơng pháp thuyết trình thuần tuý, nặng về hàn lâm, chƣa chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Ngại hoặc ít sử dụng phƣơng tiện hiện đại, đồ dùng dạy học khi lên lớp dẫn tới chƣa phát huy cao độ tính chủ động của học sinh.

Việc chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học, quản lý hoạt động học tập của học sinh chƣa sâu sát, quản lý thực hiện quy chế chuyên môn chƣa tốt.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đã đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa mang tính chuyên nghiệp.

* Quản lý hoạt động tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên:

Học tập nâng cao trình độ và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một hoạt động chuyên môn thƣờng xuyên và rất quan trọng của giáo viên. Trong các nhà trƣờng nói chung, để sinh viên tiếp nhận đƣợc các kiến thức mới thì đội ngũ các nhà giáo phải thƣờng xuyên tự học, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên, nhất là trong điều kiện hiện nay trƣờng đang trong bƣớc đầu xây dựng và phát triển để trở thành trƣờng Cao đẳng.

Ban giám hiệu nhà trƣờng đã chỉ đạo phòng Tổ chức- Hành chính tổng hợp phối hợp với các phòng, khoa căn cứ thực tế trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý, kế hoạch giảng dạy, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng lập kế hoạch đào tạo nâng cao, học tập, bồi dƣỡng cho cán bộ giáo viên nhƣ: Học Đại học, Sau đại học, Cao cấp lý luận chính trị; xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng xuyên hàng năm cho tất cả đội ngũ cán bộ giáo viên đồng thời cử giáo viên ở các bộ môn tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần của các bộ môn, các khoa. Tổ chức cho giáo viên đƣợc đi giao lƣu, học hỏi với các trƣờng Văn hoá nghệ thuật khác.

Tuy nhiên việc tổ chức giao lƣu học hỏi kinh nghiệm các trƣờng bạn chƣa đƣợc thƣờng xuyên và hiệu quả chƣa cao. Chƣa có những chƣơng trình học tập kinh nghiệm ở các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Hoạt động tự bồi dƣỡng, tự học của giáo viên chƣa trở thành phong trào, còn hạn chế. Một số giáo viên chƣa tích cực nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế để bổ sung vào bài giảng. Nhiều bài giảng còn kém sinh động về tƣ liệu thực tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)