Những yêu cầu phát triển đội ngũ Giáo viên ở Trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.5.Những yêu cầu phát triển đội ngũ Giáo viên ở Trường Trung cấp

hoá, Thể thao và Du lịch

Trƣờng Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch là loại trƣờng đào tạo ba lĩnh vực chuyên ngành theo đặc trƣng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, do đó, phát triển đội ngũ giáo viên trƣớc hết phải đảm bảo yêu cầu đủ và cân đối số lƣợng giáo viên theo các mã ngành đào tạo của trƣờng, đồng thời cũng phải đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đào tạo, đảm bảo về chất lƣợng để có đầy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ ngày càng cao của đất nƣớc và địa phƣơng.

Đối với Giáo dục - Đào tạo việc phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố quyết định cho việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục trong những năm đầu của thế kỷ 21. Điều này đã đƣợc tổ chức UNESCO khẳng định: “Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ giáo viên

mới đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trong một thế giới đang thay đổi này”.

Nói đến phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển về quy mô, số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ.

+ Về số lượng đội ngũ giáo viên.

Đối với đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải đảm bảo đủ về số lƣợng, nghĩa là đủ chỉ tiêu theo biên chế cho phép, đảm bảo đúng chỉ tiêu sinh viên/ giáo viên.

Số lƣợng giáo viên và số lƣợng các khoa, tổ bộ môn trong nhà trƣờng thể hiện quy mô của đội ngũ, số lƣợng đội ngũ giáo viên tuỳ thuộc vào sự phát triển của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu của xã hội, còn có nghĩa nhà trƣờng phải đảm bảo có một lực lƣợng cán bộ giáo dục đủ đảm đƣơng những mục tiêu đề ra.

+ Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên thì nhân tố quan trọng nhất là phát triển chất lƣợng đội ngũ đó. Đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn về chất lƣợng, vì chất lƣợng của đội ngũ là vấn đề vô cùng quan trọng của một tổ chức, Chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc thể hiện ở trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất.

Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trong trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch: có bằng tốt nghiệp Đại học sƣ phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm.

+ Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

Một đội ngũ hợp lý về cơ cấu là một đội ngũ giáo viên phải có sự cân đối, hợp lý về cơ cấu lớp thâm niên giảng dạy, trình độ, giới tính, độ tuổi, bộ môn...

Một tập thể đội ngũ giáo viên cần có các lớp thâm niên giảng dạy nhƣ sau: - Lớp giáo viên có kinh nghiệm (thâm niên giảng dạy trên 20 năm) - Lớp giáo viên có tay nghề vững và ổn định (10-20 năm)

- Lớp giáo viên đã quen với công việc (5 đến 9 năm) - Lớp giáo viên mới.

Một cơ cấu đội ngũ hoạt động tốt đƣợc thể hiện bằng sự đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận và khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau.

Nói chung, đội ngũ Giáo viên ở Trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:

- Phẩm chất chính trị đạo đức: bao gồm phẩm chất ngƣời công dân; phẩm chất của nhà giáo; phẩm chất ngƣời nghệ sỹ.

- Năng lực sƣ phạm: Sƣ phạm bậc 1; sƣ phạm bậc 2; công nghệ dạy học hiện đại.

- Năng lực chuyên môn: Kiến thức chuyên môn; kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp; nghiên cứu khoa học, sáng tạo tác phẩm.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG

2.1. Khái quát về tình hình địa phƣơng và Trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

2.1.1. Khái quát về tình hình Kinh tế- Xã hội:

Bắc Giang là Tỉnh miền núi đƣợc tái lập năm 1997, có diện tích tự nhiên 3.822 km2, dân số 1,57 triệu ngƣời, trong đó 91,7% dân cƣ sống ở nông thôn, 87% lao động làm nông nghiệp; có 27 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm 87,9%; có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh (6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao) với 229 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 44 xã đặc biệt khó khăn. Bƣớc vào giai đoạn cách mạng mới, Bắc Giang có những thuận lợi cơ bản: là tỉnh miền núi gần thủ đô nhất, gần các khu kinh tế trọng điểm khu vực phía bắc, giao thông khá thuận tiện, tiềm năng lao động, đất đai còn lớn; nhân dân cần cù sáng tạo, hiếu học; đội ngũ cán bộ công chức đoàn kết nhất trí.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cũng nhƣ cả nƣớc tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ đồng thời, với sự tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh; và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân nên các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã bƣớc đầu phát huy tác dụng, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2009 phát triển thao hƣớng tích cực và có dấu hiệu sớm phục hồi. Tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực nhƣ sau:

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2009 theo giá so sánh sơ bộ ƣớc tính tăng 6,9 % so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản

tăng 2,5%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2 %; khu vực dịch vụ tăng 9,1%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm nay tuy có thấp hơn mức tăng so với cùng kỳ của năm trƣớc (năm 2008 tăng 9,2%) nhƣng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế nhiều nƣớc trong khu vực và kinh tế thế giới suy giảm thì đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ trên là một cố gắng rất lớn của đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 theo giá so sánh 1994

Các ngành kinh tế chủ yếu Tổng sản phẩm trong tỉnh (Triệu đồng) Tốc độ tăng so với năm 2008(%) Cơ cấu Tổng số 5.560.107 6,9 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông, lâm nghiệp &thủy sản 2.032.704 2,5 36,4 Công nghiệp & xây dựng 1.766.106 10,2 31,3

Dịch vụ 1.761.297 9,1 32,3

Nguồn: Báo cáo số 09/TK-TH ngày 17 tháng 9 năm 2009 về tình hình kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Giang 9 tháng và sơ bộ cả năm 2009 của Cục thống kê Tỉnh Bắc giang.

Năm 2009 tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong điều kiện thời tiết cơ bản có nhiều thuận lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển của các lọai cây trồng; Vụ đông xuân năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng chính đều tăng so với cùng kỳ, vụ mùa khá thuận lợi do mùa mƣa năm nay diễn ra với cƣờng độ mƣa không lớn lại phân bố đều tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tiến độ gieo cấy trong khung thời tiết tốt nhất. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2009 toàn tỉnh ƣớc thực hiện 177.334 ha, bằng 97,9% so với năm 2008. Riêng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa ƣớc 72.094 ha, bằng 99,6% so với cùng kỳ và bằng 101,1% so với KH; Về sản xuất lâm nghiệp ƣớc tính năm 2009 toàn tỉnh đã trồng đƣợc 4.413 ha rừng tập trung; tăng 5,2% so với cùng kỳ; 2,1 triệu cây phân tán bằng 140,7% so với cùng kỳ; chăm sóc rừng trồng 13.392 ha, 98,3% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp tháng 9 so với cùng kỳ tăng 20,7%; 9 tháng so với cùng kỳ tăng 7,7%, tốc độ tăng chậm so với tốc độ tăng 9 tháng 2008. Ƣớc cả năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2008. Tính đến hết tháng 9/22009, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc tính đạt 808,5 tỷ đồng, bằng 89,8% dự toán cả năm và tăng 31,7% so với cùng kỳ .Một số lĩnh vực thu đạt cao nhƣ: Thuế thu nhập cá nhân ƣớc đạt 124%; Thu từ DNTW ƣớc đạt 64,4%; Thu từ khu vực CTN, DV ngoài quốc doanh ƣớc đạt 96%; Thuế nhà đất ƣớc đạt 105%; Thu DN ĐTNN 429,9%...

Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các doanh nghiệp và của ngƣời dân.

Các lĩnh vực ytế, giáo dục, văn hoá, xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ và có bƣớc phát triển mới. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục đƣợc tăng cƣờng.

Quốc phòng đƣợc củng cố an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; Đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, định hƣớng đến 2020 nhƣ sau:

* Mục tiêu đến 2010:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm từ 10-11%; trong đó: + Công nghiệp - Xây dựng tăng bình quân 21-23%/năm.

+ Dịch vụ tăng bình quân 9,2-9,3%/năm;

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4- 4,2%/năm.

- Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010 là:

+ Công nghiệp – Xây dựng chiếm 34- 35,5%/năm. + Dịch vụ chiếm năm 34,5-35%;

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp 29,5-31,5%/năm. - GDP bình quân/ngƣời phấn đấu đạt 560-580 USD.

- Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33-34 triệu đồng/ha/năm.

- Giá trị xuất khẩu tăng 15-17%/năm; năm 2010 đạt 120-150 triệu USD. - Thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 16,9%; đến năm 2010, thu 500 tỷ đồng (không tính các khoản thu từ việc giao, đấu giá quyền sử dụng đất).

* Mục tiêu định hướng đến 2020:

- Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 12%; giai đoạn 2016-2020 là 12%.

- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 44,7%; dịch vụ chiếm 34,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 30,5% và đến năm 2020 tỷ trọng này tƣơng ứng là 49,2%- 37,1%- 13,7%;

- Phấn đấu giảm dần mức chênh lệch GDP/ ngƣời so với trung bình cả nƣớc và vƣợt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc.

- Tỷ lệ dân số đô thị: 55%.

2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang kể từ khi tái lập, đặc biệt trong những năm gần đây kinh tế xã hội của Tỉnh phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đã có sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực. Mặt bằng dân trí, chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng học sinh giỏi đƣợc nâng lên. Tỉnh đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2002. Học sinh trúng tuyển Đại học, Cao đẳng, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm tăng nhanh. Đào tạo nghề có chuyển biến tích cực. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, công chức, viên chức đƣợc nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ dạy và học đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Xã hội hoá giáo dục, đào tạo đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu.

Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực nhìn chung chƣa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế. Thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, thiếu cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; khả năng tự tìm kiếm việc làm chuyển đổi nghề nghiệp của ngƣời lao động còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đồng bộ, số cán bộ có trình độ trên Đại học ít. Trình độ ngoại ngữ, tin học của hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức và ngƣời lao động còn rất thấp. Đạo đức, tác phong, kỷ luật của một bộ phận cán bộ quản lý, công chức, viên chức và ngƣời lao động còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.

* Các chỉ tiêu cụ thể về phát triển giáo dục:

- Đến năm 2010: 95% trẻ em từ 3-5 tuổi đƣợc hƣởng chƣơng trình giáo dục mầm non; hầu hết trẻ em khuyết tật đƣợc đi học; trên 95% thanh niên từ 15 tuổi đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS; 90 – 95 % học sinh tốt nghiệp THCS vào học Trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề; 70% học sinh tiểu học đƣợc học tập và hoạt động cả ngày ở trƣờng; 50% trƣờng tiểu học có dạy tiếng nƣớc ngoài; 70% trƣờng THCS có dạy tin học, tỷ lệ tối thiểu trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non là 50%, bậc tiểu học là 90%; THCS, THPT là 40%.

100% cán bộ Lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức; 90% cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo qui định. Tỉnh có 450 – 500 ngƣời có trình độ Thạc sỹ trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Quá trình phát triển của Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Du lịch Bắc Giang

Ngày 27/5/1966 UBND Tỉnh Hà Bắc ra Quyết định số 689/TCDC thành lập trƣờng Sơ cấp Văn hoá nghệ thuật, tiền thân của trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày nay.

Ngày 04/6/1979 UBND Tỉnh Hà Bắc (cũ) ra Quyết định số 334/QĐ- UB nâng trƣờng sơ cấp VHNT lên thành trƣờng Trung học Văn hoá- Thông tin Hà Bắc, trực thuộc Ty Văn hoá và Thông tin Hà Bắc.

Ngày 20 tháng 1 năm 1997 trƣờng Trung học Văn hoá nghệ thuật Bắc Giang đƣợc thành lập lại, trực thuộc sở Văn hoá thông tin Tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 53/UB của Uỷ ban nhân dân lâm thời Tỉnh Bắc Giang;

Ngày 18/8/2008 Trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đƣợc đổi tên theo Quyết định số 84/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang; Trƣờng trực thuộc Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch Bắc Giang với chức năng và nhiệm vụ mới trên cả các lĩnh vực: Nghệ thuật, Du lịch và Thể thao.

- Thời kỳ là trƣờng sơ cấp (1966- 1978): Số lƣợng cán bộ giáo viên là 25 ngƣời; lƣu lƣợng học sinh từ 200-300 học sinh/ năm. Thời kỳ này nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hàng ngàn cán bộ nghiệp vụ cho tỉnh và ngành văn hoá thông tin.

- Thời kỳ là trƣờng Trung học Văn hoá- Thông tin Hà Bắc (1979- 1996): Số lƣợng cán bộ, giáo viên là 32 ngƣời, lƣu lƣợng học sinh từ 300-400 học sinh/ năm. Các ngành nghề đào tạo chính là: Nghiệp vụ văn hoá thông tin gồm Thƣ viện; Bảo tàng; Phát hành sách; ngành văn hoá quần chúng chuyên ban Nhạc- Hoạ; Thông tin cổ động. Nghệ thuật Âm nhạc bao gồm: Thanh nhạc, Nhạc cụ dân tộc và phƣơng tây hệ 2 năm và 4 năm. Mỹ thuật; Múa; Nghệ thuật sân khấu gồm kịch nói; Diễn viên và nhạc công chèo, diễn viên và nhạc công cải lƣơng. Giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật.

- Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, với mục tiêu xây dựng nhà trƣờng thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh và khu vực. Đào tạo những cán bộ có phẩm chất của ngƣời lao động trong lĩnh vực Văn hoá, Nghệ thuật nhƣ: năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với yêu

cầu thực tiễn đặt ra, sẵn sàng phục vụ tốt lĩnh vực Văn hoá thông tin góp phần phát triển sự nghiệp kinh tế, xã hội của địa phƣơng và cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)