9. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Khái quát về tình hình Kinh tế-Xã hội
Bắc Giang là Tỉnh miền núi đƣợc tái lập năm 1997, có diện tích tự nhiên 3.822 km2, dân số 1,57 triệu ngƣời, trong đó 91,7% dân cƣ sống ở nông thôn, 87% lao động làm nông nghiệp; có 27 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm 87,9%; có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh (6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao) với 229 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 44 xã đặc biệt khó khăn. Bƣớc vào giai đoạn cách mạng mới, Bắc Giang có những thuận lợi cơ bản: là tỉnh miền núi gần thủ đô nhất, gần các khu kinh tế trọng điểm khu vực phía bắc, giao thông khá thuận tiện, tiềm năng lao động, đất đai còn lớn; nhân dân cần cù sáng tạo, hiếu học; đội ngũ cán bộ công chức đoàn kết nhất trí.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cũng nhƣ cả nƣớc tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ đồng thời, với sự tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh; và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân nên các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã bƣớc đầu phát huy tác dụng, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2009 phát triển thao hƣớng tích cực và có dấu hiệu sớm phục hồi. Tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực nhƣ sau:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2009 theo giá so sánh sơ bộ ƣớc tính tăng 6,9 % so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản
tăng 2,5%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2 %; khu vực dịch vụ tăng 9,1%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm nay tuy có thấp hơn mức tăng so với cùng kỳ của năm trƣớc (năm 2008 tăng 9,2%) nhƣng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế nhiều nƣớc trong khu vực và kinh tế thế giới suy giảm thì đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ trên là một cố gắng rất lớn của đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 theo giá so sánh 1994
Các ngành kinh tế chủ yếu Tổng sản phẩm trong tỉnh (Triệu đồng) Tốc độ tăng so với năm 2008(%) Cơ cấu Tổng số 5.560.107 6,9 100
Nông, lâm nghiệp &thủy sản 2.032.704 2,5 36,4 Công nghiệp & xây dựng 1.766.106 10,2 31,3
Dịch vụ 1.761.297 9,1 32,3
Nguồn: Báo cáo số 09/TK-TH ngày 17 tháng 9 năm 2009 về tình hình kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Giang 9 tháng và sơ bộ cả năm 2009 của Cục thống kê Tỉnh Bắc giang.
Năm 2009 tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong điều kiện thời tiết cơ bản có nhiều thuận lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển của các lọai cây trồng; Vụ đông xuân năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng chính đều tăng so với cùng kỳ, vụ mùa khá thuận lợi do mùa mƣa năm nay diễn ra với cƣờng độ mƣa không lớn lại phân bố đều tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tiến độ gieo cấy trong khung thời tiết tốt nhất. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2009 toàn tỉnh ƣớc thực hiện 177.334 ha, bằng 97,9% so với năm 2008. Riêng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa ƣớc 72.094 ha, bằng 99,6% so với cùng kỳ và bằng 101,1% so với KH; Về sản xuất lâm nghiệp ƣớc tính năm 2009 toàn tỉnh đã trồng đƣợc 4.413 ha rừng tập trung; tăng 5,2% so với cùng kỳ; 2,1 triệu cây phân tán bằng 140,7% so với cùng kỳ; chăm sóc rừng trồng 13.392 ha, 98,3% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp tháng 9 so với cùng kỳ tăng 20,7%; 9 tháng so với cùng kỳ tăng 7,7%, tốc độ tăng chậm so với tốc độ tăng 9 tháng 2008. Ƣớc cả năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2008. Tính đến hết tháng 9/22009, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc tính đạt 808,5 tỷ đồng, bằng 89,8% dự toán cả năm và tăng 31,7% so với cùng kỳ .Một số lĩnh vực thu đạt cao nhƣ: Thuế thu nhập cá nhân ƣớc đạt 124%; Thu từ DNTW ƣớc đạt 64,4%; Thu từ khu vực CTN, DV ngoài quốc doanh ƣớc đạt 96%; Thuế nhà đất ƣớc đạt 105%; Thu DN ĐTNN 429,9%...
Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các doanh nghiệp và của ngƣời dân.
Các lĩnh vực ytế, giáo dục, văn hoá, xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ và có bƣớc phát triển mới. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục đƣợc tăng cƣờng.
Quốc phòng đƣợc củng cố an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; Đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, định hƣớng đến 2020 nhƣ sau:
* Mục tiêu đến 2010:
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm từ 10-11%; trong đó: + Công nghiệp - Xây dựng tăng bình quân 21-23%/năm.
+ Dịch vụ tăng bình quân 9,2-9,3%/năm;
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4- 4,2%/năm.
- Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010 là:
+ Công nghiệp – Xây dựng chiếm 34- 35,5%/năm. + Dịch vụ chiếm năm 34,5-35%;
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp 29,5-31,5%/năm. - GDP bình quân/ngƣời phấn đấu đạt 560-580 USD.
- Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33-34 triệu đồng/ha/năm.
- Giá trị xuất khẩu tăng 15-17%/năm; năm 2010 đạt 120-150 triệu USD. - Thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 16,9%; đến năm 2010, thu 500 tỷ đồng (không tính các khoản thu từ việc giao, đấu giá quyền sử dụng đất).
* Mục tiêu định hướng đến 2020:
- Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 12%; giai đoạn 2016-2020 là 12%.
- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 44,7%; dịch vụ chiếm 34,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 30,5% và đến năm 2020 tỷ trọng này tƣơng ứng là 49,2%- 37,1%- 13,7%;
- Phấn đấu giảm dần mức chênh lệch GDP/ ngƣời so với trung bình cả nƣớc và vƣợt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Tỷ lệ dân số đô thị: 55%.