9. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên
2.3.3.1. Về trình độ chuyên môn: Về cơ bản trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trƣờng là đạt chuẩn (theo Luật Giáo dục- quy định tại điểm đ, điều 77). Nhiều giáo viên có 2 bằng đại học. Tuy nhiên tỷ lệ giáo viên có bằng thạc sỹ còn thấp (6/27 chiếm tỷ lệ 22,2%) và phân bố không đồng đều. Một số bộ môn thiếu giáo viên đầu đàn nhƣ giáo viên khoa Âm nhạc, khoa LLCS,NVVH&DL tỉ lệ giáo viên học cao học còn thấp. Hiện nay với nhiều biện pháp tích cực nhà trƣờng đang tăng nhanh tỷ lệ trên đại học, phấn đấu đến 2010 đạt trên 30% giáo viên có trình độ sau đại học.
2.3.3.2. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
Về trình độ đào tạo, đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng có trình độ chuyên môn khá tốt, nhiều giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với nghề. Hàng năm nhà trƣờng thƣờng tổ chức các cuộc hội thảo về đổi mới phƣơng pháp dạy học, cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, tổ chức dự giờ thăm lớp ở cấp khoa và cấp nhà trƣờng để đánh giá xếp loại giáo
đạt giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng hàng năm luôn đạt trên 60%. Trong các đợt tham gia hội giảng cấp Tỉnh (tổ chức 5 năm 2 lần), lần nào cũng có giáo viên của nhà trƣờng đạt giải cao và nhận đƣợc nhiều giải thƣởng cao của tỉnh và của ngành văn hóa nghệ thuật.
Số lƣợng giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc là 4/27, chiếm tỉ lệ 14,8%.
Nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu và giảng dạy các truyền thống văn hóa địa phƣơng.
Tuy nhiên trên thực tế còn cho thấy một số ít giáo viên ở ngành nghệ thuật trình độ chuyên môn khá tốt, nhƣng năng lực sƣ phạm lại hạn chế. Việc sử dụng trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy đang là vấn đề khó khăn, đặc biệt là đối với bộ môn ở các ngành nghệ thuật nên việc đổi mới phƣơng pháp dạy học còn chậm và chƣa hiệu quả.
Bảng 2.5: Bảng đánh giá chất lượng lên lớp của đội ngũ giáo viên
năm học 2008-2009.
TT Nội dung đánh giá
Mức độ T.số Giỏi Khá T. bình Số lƣợng Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Phƣơng pháp giảng dạy
+ Đánh giá của GV 25 18 72,0 7 28,0 0 0 + Đánh giá của HS 100 81 81,0 10 10,0 9 9,0 2 Kiến thức chuyên môn
+ Đánh giá của GV 25 18 72,0 7 28,0 0 0 + Đánh giá của HS 100 85 85,0 10 10,0 5 5,0
Ghi chú :(Đối tượng khảo sát là giáo viên và học sinh; Giáo viên tự đánh giá, xếp loại giờ dạy của mình; học sinh có ý kiến về chất lượng giảng dạy của giáo viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn trong khoá học qua phiếu hỏi).
Qua khảo sát về đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và học sinh cho thấy: kết quả tự đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về phƣơng pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trƣờng là khá sát, tuy nhiên qua kết quả khảo sát còn cho thấy một số ít giáo viên luôn hài lòng với phƣơng pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn của mình. Đó chính là một phần nguyên nhân dẫn đến ý thức tự học, tự bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ không cao, một số giáo viên chƣa nhận thức hết vai trò của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.
2.3.3.3.Về trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên đến năm học 2008-2009. Bảng 2.6: Thực trạng về trình độ ngoại ngữ, tin học Chuyên môn Tổng số giáo viên Đại học Trình độ C Trình độ A,B SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% Ngoại ngữ 27 2 7,4 5 18,5 20 74,1 Tin học 27 0 0 2 7,4 25 92,6
(Nguồn: Phòng Tổ chức HCTH- Trường Trung cấp VH,TT&DL Bắc Giang)
Qua bảng thống kê cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác chuyên môn. Số liệu trên đã phản ánh đội ngũ giáo viên đã đƣợc trang bị khá đồng đều về kiến thức tin học và ngoại ngữ, song vẫn cần tiếp tục tự học tập và nghiên cứu thƣờng xuyên để ứng dụng vào thực tế chuyên môn.
* Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên.
+ Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng, yêu nghề, tận tuỵ và thƣơng yêu tôn trọng học sinh; luôn có ý thức vƣơn lên trong chuyên môn, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ. + Mặt yếu: Số lƣợng cán bộ giảng dạy của nhà trƣờng hiện nay cơ bản là đủ, song cơ cấu đội ngũ ở một số khoa, tổ bộ môn lại chƣa đồng đều, chƣa thực sự hợp lý. Thực tế cho thấy có bộ môn lại thiếu giáo viên có năng lực
hoặc thừa giáo viên có năng lực hạn chế (như: giáo viên thanh nhạc). Do vậy, đòi hỏi phải có sự tuyển chọn và bổ sung cho hợp lý. Giáo viên đầu đàn ở một số chuyên ngành chƣa có (như khoa Âm nhạc); đặc biệt từ nay đến 2020 nhà trƣờng đang bƣớc đầu thực hiện đề án phát triển thành trƣờng Cao đẳng nghệ thuật thì việc xây dựng chiến lƣợc phát triển đội ngũ cần phải quan tâm đúng mức.
2.4. Thực trạng công tác quản lý và phát triển đội ngũ Giáo viên của trƣờng Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.
2.4.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Trường Trung cấp Văn hóa. Thể thao và du lịch Bắc Giang.
2.4.1.1. Về Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường:
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
TRƢỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG
Hội đồng
khoa học Ban giám hiệu
Tổ chức Chính trị – xã hội Phòng TC HCTH Khoa TDTT Khoa Âm nhạcvà SK Khoa Mỹ thuật Khoa LLCS, NVVH &DL Giáo viên Phòng KHĐT Các lớp học sinh
- Ban giám hiệu: gồm 1 Hiệu trƣởng, 2 phó hiệu trƣởng
- 2 phòng chức năng là: Phòng Kế hoạch-Đào tạo và phòng Tổ chức hành chính tổng hợp. Mỗi phòng có 1 Trƣởng phòng và 1 phó phòng.
- 4 khoa chuyên môn; Khoa Âm nhạc và Sân khấu (có 1 trưởng khoa và 1 phó khoa), khoa Mỹ thuật (có 1 trưởng khoa và 1 phó khoa), khoa LLCS,NVVH&DL (có 1 trưởng khoa và 1 phó khoa), khoa Thể dục thể thao
có 1 phụ trách khoa).
- Hệ thống các tổ chức chính trị và chính trị xã hội trong nhà trƣờng bao gồm: 1 chi bộ Đảng, 1 tổ chức Công đoàn, 1 tổ chức Đoàn thanh niên CSHCM, 1 tổ chức Nữ công.
2.4.1.2. Về trình độ và năng lực quản lý:
Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trƣờng đều tốt nghiệp từ trình độ Đại học trở lên, có năng lực chuyên môn khá tốt. Nhƣng về năng lực quản lý, nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp phòng và khoa chuyên môn của nhà trƣờng còn yếu về năng lực phân tích, xây dựng và tổng hợp kế hoạch. Chƣa đƣợc nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch chiến lƣợc, năng lực chỉ đạo, điều hành. Vì vậy trong công tác chỉ đạo, điều hành về chuyên môn cũng nhƣ tham mƣu, đề xuất kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên còn hạn chế.
Trong công tác quản lý ở các cấp phòng, khoa đội ngũ cán bộ nói chung thƣờng thiếu tính chủ động trong công việc, thụ động, trông chờ ở cấp trên; Công tác xây dựng kế hoạch, năng lực chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện nhìn chung còn hạn chế. Có những cán bộ chƣa thực sự đầu tầu gƣơng mẫu trong công tác dẫn đến hiệu quả công tác chƣa cao.