HIỆP ĐNNH TRIPS VÀ CHẾ ĐNNH VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 99)

Việc khai thác quyền SHTT có thể làm phát sinh các hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường liên quan đến quyền SHTT hay thông qua các thỏa thuận chứa đựng các điều khoản hạn chế cạnh tranh.[4] Lịch sử đàm phán của Hiệp định TRIPS cũng đã phản ánh mối quan tâm của các quốc gia

đang phát triển về các ảnh hưởng tiêu cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT. Do đó, mặc dù Hiệp định TRIPS là một hiệp định của WTO về SHTT, nó cũng chứa đựng các quy định về hạn chế cạnh tranh.

1. Quyền của thành viên WTO

Khoản 2 Điều 8 Hiệp định TRIPS quy định nguyên tắc chung điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT. Nó cho phép các thành viên của WTO ban hành trong pháp luật của thành viên đó các biện pháp phù hợp - miễn là không trái với các quy định của Hiệp định TRIPS - để ngăn ngừa, kiểm soát (i) việc lạm dụng quyền SHTT bởi người nắm quyền, hoặc (ii) hành vi gây cản trở hoạt động

90 thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế. Như vậy, quy định này điều chỉnh không chỉ các hành vi đơn phương lạm dụng quyền SHTT mà còn các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, do phạm vi của Hiệp định TRIPS được giới hạn trong các khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến thương mại, quy định này không áp dụng đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh khác mà mục tiêu chủ yếu không liên quan trực tiếp đến quyền SHTT như tập trung kinh tế.

Đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, Điều 40 của Hiệp định TRIPS, như là một quy định cụ thể (lex specialis) của khoản 2 Điều 8, khẳng định các thỏa thuận như vậy có thểảnh hưởng xấu đến thương mại và cản trở việc chuyển giao, phổ biến công nghệ. Vì vậy, nó cho phép các thành viên của WTO quy định trong pháp luật của mình các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như các biện pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát các hành vi đó. Ngoài ra, khoản 2 Điều 40 còn liệt kê một số thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh trong một hợp đồng chuyển giao công nghệ như: (i) điều khoản chuyển giao độc quyền quyền sử dụng các cải tiến trong quá trình sử dụng công nghệ từ bên nhận công nghệ cho bên giao công nghệ (grant-back); (ii) điều khoản ngăn chặn bên nhận công nghệ khiếu nại về giá trị pháp lý của công nghệ được chuyển giao (no- challenge); và (iii) điều khoản chuyển giao công nghệ cả gói bắt buộc (coercive package licensing). Tuy nhiên danh sách này là không đầy đủ, chỉ là các ví dụ minh họa cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong bản dự thảo Brussels của Hiệp định TRIPS, 14 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệđược liệt kê để cho phép các thành viên có thể

ngăn cấm chúng.

Bên cạnh đó, mặc dù thuật ngữ “hành vi hạn chế cạnh tranh” không được định nghĩa rõ trong các hiệp định của WTO, thuật ngữ này được Ban Hội thNm của WTO trong vụ việc Mexico - Telecoms, vụ việc về hạn chế cạnh tranh đầu tiên và duy nhất cho đến nay được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO - giải thích theo nghĩa rộng. Hành vi hạn chế cạnh tranh theo Mục 1.2 Tài liệu tham chiếu về dịch vụ viễn thông cơ bản của WTO gồm có 3 hành vi được liệt kê. Tuy nhiên, Ban Hội thNm căn cứ vào nghĩa của thuật ngữ này theo từđiển, cũng như căn cứ vào pháp luật cạnh tranh của các thành viên của WTO, các khuyến nghị và thảo luận về pháp luật cạnh tranh của các tổ chức quốc tế, và căn cứ vào mục đích của quy định về hạn chế

cạnh tranh trong Tài liệu tham chiếu, đã đi đến kết luận là thuật ngữ “hành vi hạn chế

cạnh tranh” phải được hiểu là các hành vi làm giảm cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cả các thỏa thuận về giá theo chiều ngang (giữa các đối thủ cạnh tranh) và thỏa thuận phân chia thị trường.[10] Như vậy, áp dụng tương tự, thuật ngữ “hành vi hạn chế cạnh tranh” tại Điều 40 của Hiệp định TRIPS cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở ba ví dụđã nêu.

Thêm vào đó, theo nguyên tắc giải thích pháp luật quốc tế quy định tại Điều 31 Công ước Viên về Luật các Điều ước quốc tế, Hiệp định TRIPS phải được giải thích trên nguyên tắc thiện chí (good faith) theo nghĩa bình thường của thuật ngữ trong hiệp

định trên cơ sở bối cảnh và mục đích của nó. Do đó, thuật ngữ “hành vi hạn chế cạnh tranh” hay “lạm dụng” quyền SHTT trong Hiệp định TRIPS nói chung có thể được giải thích theo nghĩa rộng, bao hàm các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến tất cả các quyền SHTT được điều chỉnh bởi Hiệp định TRIPS.

91 Liên quan đến quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với quyền

SHTT, Hiệp định TRIPS cho phép mỗi thành viên WTO ban hành các quy định thực

hiện việc chuyển giao bắt buộc này khi các cơ quan tư pháp hay hành chính có thNm quyền của thành viên đó xác định người nắm giữ quyền SHTT có hành vi hạn chế

cạnh tranh. Ngoài bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng quyền SHTT, các thành viên có thể áp dụng các biện pháp khác để trừng phạt và ngăn chặn các hành vi hạn chế

cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT như phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại, hay áp dụng các chế tài hình sự.

Tóm lại, các điều khoản về hạn chế cạnh tranh trong Hiệp định TRIPS cho phép các thành viên của WTO tự ban hành các quy định pháp lý nhằm ngăn chặn và kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền SHTT cũng như các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, quyền của các thành viên trong lĩnh vực này không phải là không có giới hạn.

2. Nghĩa vụ của thành viên WTO

Khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 40 Hiệp định TRIPS đặt ra các yêu cầu đối với các thành viên trong việc ban hành và thực thi các biện pháp kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT. Đó là (a) yêu cầu về tính nhất quán (consistency) với Hiệp định TRIPS và (b) yêu cầu về tính hợp lý (appropriateness).

Đối với yêu cầu về tính nhất quán với Hiệp định TRIPS, yêu cầu này đặt ra 2 giới hạn phải tuân thủ: (i) các quy định pháp lý liên quan trong lĩnh vực này của mỗi thành viên và việc thực thi chúng trên thực tế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS, và (ii) chúng không thể vi phạm các tiêu chuNn tối thiểu về bảo vệ

quyền SHTT mà Hiệp định TRIPS đã thiết lập.

Thứ nhất, các hành vi hạn chế cạnh tranh của người nắm giữ quyền SHTT có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản trí tuệ, cản trở việc chuyển giao và phổ biến công nghệ. Do đó, chế định về hạn chế cạnh tranh được đưa vào Hiệp định TRIPS và trở

thành đối tượng điều chỉnh (subject matter) của Hiệp định này. Trên cơ sở đó, việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT của từng thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS nói riêng và của WTO nói chung. Cụ thể, nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), và nguyên tắc minh bạch (transparency) cần phải được tuân thủ.

Thứ hai, việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT không thể là cái cớ để thành viên WTO không tuân thủ các tiêu chuNn tối thiểu về bảo vệ quyền SHTT của Hiệp định TRIPS. Điều này xuất phát từ một nguyên tắc trong pháp luật quốc tếđược cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thừa nhận là một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc thiện chí khi thực hiện quyền của mình. Việc lạm dụng khi thực thi quyền của một chủ thể sẽ dẫn đến việc vi phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác được pháp luật quốc tế bảo vệ. Giới hạn này được đặt ra nhằm ngăn chặn thành viên WTO áp dụng pháp luật cạnh tranh của mình một cách quá mức làm ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng bình thường quyền SHTT của người nắm quyền theo quy định của Hiệp định TRIPS. Điều này phù hợp với quan điểm được ủng hộ hiện nay là pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT có cùng mục đích và bổ sung lẫn nhau. Theo đó, pháp luật cạnh tranh là “màng lọc” thứ hai để thiết lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của người nắm quyền SHTT. Nghĩa là, pháp luật cạnh tranh là công cụ bảo vệ cạnh tranh năng động

92 (dynamic competition: cạnh tranh liên quan đến đổi mới, sáng tạo) trên cở sở bảo vệ

quyền SHTT.

Đối với yêu cầu về tính hợp lý, khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 40 Hiệp định TRIPS yêu cầu các biện pháp áp dụng nhằm kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT phải hợp lý (appropriate) và cần thiết (needed). Để tuân thủ yêu cầu này, khi áp dụng các biện pháp cụ thể, các cơ quan có thNm quyền về cạnh tranh của mỗi thành viên WTO phải xem xét cNn trọng (i) quyền SHTT của người nắm quyền bị xem là có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, (ii) các ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại liên quan quyền SHTT, và (iii) các ảnh hưởng đối với việc chuyển giao và phổ biến công nghệ.

Ngoài yêu cầu về tính phù hợp và tính hợp lý nêu trên, các thành viên WTO liên quan có nghĩa vụ hợp tác và tham vấn khi có yêu cầu của thành viên khác theo quy

định tại khoản 3 và 4 Điều 40 trong trường hợp một thành viên WTO áp dụng pháp luật cạnh tranh của mình liên quan đến người nắm quyền SHTT là công dân hay pháp nhân của thành viên khác. Tuy nhiên quy định về hợp tác và tham vấn này chỉ dừng ở

mức độđơn giản, cần phải được cụ thể hóa thông qua các hiệp định song phương hay

đa phương về hợp tác trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, về lý thuyết, việc ban hành và áp dụng pháp luật cạnh tranh của từng thành viên WTO trong lĩnh vực SHTT không được làm triệt tiêu (nullify) hay xâm hại (impair) đến các lợi ích của thành viên khác do Hiệp định TRIPS mang lại. Ngược lại, việc ban hành và áp dụng đó sẽ bị thành viên có các lợi ích bị triệt tiêu hay xâm hại khiếu kiện đến cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trên cơ sở khiếu kiện về hành vi không vi phạm Hiệp định TRIPS nhưng lại làm triệt tiêu hay xâm hại lợi ích liên quan (non-violation complaint) theo quy định tại Điều 26 Quy chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSU) và Điều XXIII(1)(b) Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Nếu khiếu kiện đó thành công, thành viên có pháp luật luật cạnh tranh bị khiếu kiện phải bồi thường thiệt hại cho thành viên khiếu kiện. Tuy nhiên, trên thực tế, theo quy định tại Điều 64 Hiệp định TRIPS và đoạn 45 Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng của WTO tại Hong Kong năm 2005, các thành viên WTO tạm thời không áp dụng khiếu kiện về hành vi không vi phạm Hiệp định TRIPS nhưng lại làm triệt tiêu hay xâm hại lợi ích liên quan. Khiếu kiện dạng này sẽđược Hội đồng chuyên trách về Hiệp định TRIPS của WTO (TRIPS Council) tiếp tục nghiên cứu để đề xuất giải pháp khả thi.

IV. THỦ TỤC VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 99)