I. HIỆP ĐNNH CHUNG VỀ THƯƠNGMẠI DNCH VỤ (GATS)
2. Tình hình phát triển thươngmại dịch vụ
Trong lịch sử hình thành phát triển, dịch vụ luôn được xem là ít có tính “thương mại” hơn nhiều so với hàng hóa, tại phần lớn các quốc gia, dịch vụ thường chịu sự chi phối của chính phủ hơn so với hàng hóa nhưng trải qua các cuộc cải cách cơ chế quản lý và sự phát triển của khoa học, công nghệ, thương mại dịch vụ đã mở
rộng nhanh chóng trong vài thập niên gần đây.
Thương mại dịch vụ ở các nước đang phát triển: Báo cáo năm 2003 của UNCTAD đã nhấn mạnh “tầm quan trọng ngày càng tăng của dịch vụ với tư cách là phần đóng góp lớn nhất trong GDP và tạo công ăn việc làm. Tiềm năng xuất khNu dịch vụ to lớn ở tất cả các nước đang phát triển không phụ thuộc vào trình độ phát triển của mình”. Thương mại dịch vụ được coi là con đường dễ nhất để nhiều nước
đang phát triển đa dạng hóa xuất khNu của mình. Theo các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, ý nghĩa tự do hóa thương mại dịch vụ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với tự do hóa nông nghiệp hay thương mại hàng hóa”1.
57 Quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ ở các nước đang phát triển chậm hơn các nước phát triển. Các nước phát triển vẫn nắm vị trí vượt trội trong thương mại dịch vụ nhưng hoạt động thương mại của các nước đang phát triển cũng đã tăng mạnh, Các nước có ít rào cản thương mại trong khu vực dịch vụ hơn thì có GNP tính theo
đầu người cao hơn. Bởi vậy, trong ngắn hạn, hầu hết các nước đang phát triển có thể
tạo ra các dịch vụ rẻ tiền và hiều quảđối với sản xuất hàng hóa và các dịch vụ khác có thể thu nhiều lợi ích hơn bằng cách tự do hóa khu vực dịch vụ thay vì cố gắng thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Xuất khNu dịch vụ với quy mô lớn do các nước có trình độ phát triển cao thực hiện, còn các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào ngành du lịch, vận tải và xuất khNu lao động. Ngoài ra, các ngành dịch vụ như
công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ “hậu văn phòng” (như sổ sách kế toán, tập hợp số liệu và các trung tâm xử lý yêu cầu khách hàng); dịch vụ nghề nghiệp, xây dựng, giáo dục, nghe nhìn và chăm sóc sức khỏe … là những ngành dịch vụ có khả
năng xuất khNu cao.
Nhìn chung, các nước đang phát triển đều là những nước nhập siêu về dịch vụ. Xuất khNu dịch vụ của các nước đang phát triển bị cản trở bởi các hạn chế về tiếp cận thị trường của các nước phát triển và cả các nước đang phát triển, cũng như các hạn chế của chính các quy định trong nước. Do đó, tác động của thương mại dịch vụ và tự
do hóa thương mại phụ thuộc nhiều vào những điều kiện phổ biến ở mỗi nước. Việc gia tăng hoạt động thương mại và tự do hóa thương mại tùy thuộc vào việc các quốc gia có duy trì được hệ thống luật pháp hiệu quả, bảo đảm môi trường cạnh tranh, giảm chi phí điều chỉnh cơ cấu và lợi ích có thực sựđến với người dân hay không.