Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu ran ước ngoài

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 106)

IV. THỦ TỤC VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TRONG NƯỚC VÀ

4. Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu ran ước ngoài

Đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài

Nếu doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu thì rất có thể nhãn hiệu sẽ bị các chủ

thể khác đăng ký nhãn hiệu trước. Những đối tượng có thể lợi dụng đăng ký trước nhãn hiệu của doanh nghiệp thường là:

i. Các đại lý của các sản phNm của bạn ở trong nước và nước ngoài ii. Các đối tác của bạn tại thị trường nước ngoài

iii. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Như vậy, các đối tượng chiếm đoạt nhãn hiệu của doanh nghiệp chính là "những người quanh ta". Trong khi doanh nghiệp "mải mê chinh chiến" tại các thị trường thì việc đăng ký nhãn hiệu lại để ngõ.

Chúng ta có thể thấy được nhiều ví dụđiển hình "mất bò mới lo làm chuồng" mà các doanh nghiệp đi trước đã vấp phải. Đó là doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, khi quyết định đăng ký nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ năm 2000 đã phát hiện ra rằng nhãn hiệu của mình đã bị một đại lý phân phối của mình, Rice Field Corporation

đăng ký trước. Phải mất nhiều thời gian để chứng minh mình là chủ sở hữu nhãn hiệu thì doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên mới lấy lại được tên cho mình. Như vậy, từ bài học của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên chúng ta có thể rút ra là nên đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành đàm phán với các đơn vị phân phối sản phNm.

Nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp không đăng ký mà không bị ai chiếm đoạt đăng ký thì không có gì để bàn. Tuy nhiên, nếu bị chiếm đoạt thì sẽ dẫn đến những hậu quả

khó đoán trước được.

Có những thiệt hại có thể nhìn thấy được nhưng cũng có những thiệt hại mà không thể tính toán được nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp bị đối tượng khác chiếm

đoạt. Những thiệt hại đó có thể là sự xuất hiện sự tồn tại của các loại hàng hoá giống hệt về kiểu dáng và nhãn hiệu ở nước ngoài.

Tiếp theo là doanh nghiệp sẽ không thể xuất hàng với nhãn hiệu, kiểu dáng đã nổi tiếng của mình sang các nước đó vì như vậy là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiệu và kiểu dáng đã đăng ký tại nước sở tại.

Tạo lập cơ sở pháp lý phát sinh quyền tài sản của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu và những lợi ích kinh tế từ việc cho phép chủ thể kinh doanh khác sử dụng nhãn hiệu

Một nhãn hiệu muốn được pháp luật bảo hộ thì phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan Nhà nước có thNm quyền. Điều này hoàn toàn khác với Giấy chứng nhận bản quyền tác giả vì quyền tác giả phát sinh ngay sau khi tác phNm được sáng tạo. Việc bảo hộ phải dựa trên cơ sở nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu đã đăng ký/nộp đơn trước đó. Ngoài ra việc đăng ký về nguyên tắc phải được tiến hành bởi những đối tượng có cơ sở kinh doanh sản phNm/dịch vụ

mang nhãn hiệu. Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là căn cứ đầu tiên để xác định quyền sở hữu nhãn hiệu. Sau đó, chủ sở hữu có thể khai thác thương mại nhãn hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu hàng hóa lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch..., lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hóa mang nhãn hiệu.., nhập khNu hàng hóa mang nhãn hiệu. Tiến xa hơn nữa đó là khi nhãn hiệu

97

đã có chỗ đứng trên thị trường, có uy tín nhất định thì chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Khi nhãn hiệu càng được sử dụng rộng rãi thì giá chuyển nhượng/chuyển giao quyền sử dụng (li xăng) càng cao.

Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu khi nhãn hiệu bị vi phạm

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thNm quyền xử lý hoặc khởi kiện tại Tòa án có thNm quyền đã sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình và có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc sử dụng và bồi thường thiệt hại. Khi có xâm phạm xảy ra nhãn hiệu chủ sở hữu phải đưa ra bằng chứng tức là Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa để thông báo cho người vi phạm biết nhãn hiệu đã thuộc quyền sở hữu của mình.

Những điểm cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài

Nhưđã phân tích ở trên, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hoá, trong một chừng mức nào đó có thểđược xem là điều kiện cần thiết để

các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập vào một sân chơi chung của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Tuy vậy, việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài cũng đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là thị trường trọng điểm của mình để quyết định việc đăng ký. Thông thường, để đưa một mặt hàng nào vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên

đăng ký trước nhãn hiệu ở tại thị trường đó. Sở dĩ như vậy là bởi vì thời gian để đăng ký một nhãn hiệu ở nước ngoài thường mất nhiều thời gian (Nhật Bản: 13-15 tháng, Hoa Kỳ : 24 tháng, Canada: 24 tháng, Thái Lan: 8-9 tháng…). Khi mặt hàng đó được tung ra thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở thị trường đó. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng được đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại thì doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký. Các hình thức đăng ký nhãn hiệu đang được các doanh nghiệp chọn đểđăng ký nhãn hiệu của mình:

Hình thức thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống nộp đơn quốc tế (hệ

thống nộp đơn quốc tế theo Thỏa ước Madrid hoặc theo hệ thống OHIM)

a. Đăng ký theo Thỏa ước Madrid (áp dụng với các Quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid)

Hình thức này áp dụng với các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đơn nhãn hiệu sẽđược xét nghiệm tại các nước mà doanh nghiệp chỉ định. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại các nước chỉ định nếu đạt tiêu chuNn bảo hộ. Việc từ chối bảo hộ của một nước nào không

ảnh hưởng đến việc bảo hộ tại các nước khác. Hệ thống nộp đơn này hiện nay đã có trên 53 nước tham gia. Các nước có thểđăng ký theo hình thức này bao gồm: Albania, Algieria, Armenia, áo, Azerbaizan, Belarus, Bỉ, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria,

Croatia, Cộng Hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan,

Liberia, Latvia, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha,

Liên bang Nga, Cộng Hòa Moldova, Rumani, Cộng hòa Macedonia, Slovakia,

Slovenia, Tây Ban Nha, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan, Yugoslavia.

Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số nước là thị trường lớn của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia hệ thống này là Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Asean… Điều kiện tiên quyết để đăng ký được nhãn

98 hiệu ra nước ngoài, nhãn hiệu của doanh nghiệp phải được bảo hộở Việt Nam và phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa - không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 1,500,000VND, lệ phí nộp cho Văn phòng quốc tế

là 903 Frăn Thụy Sĩ và đối với mỗi nước chỉđịnh nộp đơn là 73 fran Thụy Sĩ.

b. Nộp đơn qua OHIM - Khối thị trường chung Châu âu (Office for Harmonization in the Internal Market)

Văn bằng bảo hộ của OHIM có hiệu lực đồng thời tại toàn bộ 25 nước thành viên là các nước thuộc công đồng chung Châu âu (Áo, Bỉ, Cyprus, Séc, Đan Mạch, Es-tô-nia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai-rơ-len, Italia, Lat via, Lithuania. Luc-xem-bua, Malta, Hà Lan, Balan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Sloven, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh Quốc). Hình thức nộp đơn này có khác với hình thức đăng ký theo thoả ước Madrid. Đơn sẽđược xét nghiệm tại tất cả các nước thành viên, có nghĩa là đơn sẽ được bảo hộ tại tất cả 25 nước này hoặc bị từ chối bảo hộ tại cả 25 nước. Tổng phí ước tính nộp đơn đăng ký và cấp bằng cho một nhãn hiệu với 3 nhóm sản phNm là 3500 EUR.

Hình thức đăng ký thứ hai, nộp đơn trực tiếp

Hình thức đăng ký nhãn hiệu thứ hai, nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia, Indonesia, Thailand…Việc nộp đơn vào các thị

trường lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản với chi phí ước lượng khoảng 2000-2500 USD trong thời gian là 14-18 tháng là ít nhất. Trong khi đó đăng ký tại các nước trong khu vực là 500-1000 USD và thời gian cũng khá nhanh là 05-09 tháng.

Các tài liệu nhãn hiệu để đăng ký nhãn hiệu tùy thuộc vào từng nước cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản chỉ cần các tài liệu sau: Giấy uỷ quyền; Mẫu nhãn hiệu; Tài liệu chứng minh sử dụng trước (nếu có) và Đơn ưu tiên (nếu có).

Doanh nghiệp có thể tự mình soạn thảo đơn và nộp đơn hoặc có thể thông qua

đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tự mình nộp đơn tại các nước này có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp tuy nhiên cũng có những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Trong quá trình xét nghiệm đơn, nếu gặp vướng mắc ở đâu, xét nghiệm viên thường liên lạc trực tiếp với người nộp đơn/người đại diện. Các nội dung cần làm rõ là phân nhóm sản phNm, khối lượng và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu... Để trả lời được những câu hỏi như vậy, đòi hỏi người nộp đơn phải có một hiểu biết về nhãn hiệu và trình độ ngoại ngữ nhất định thì mới có thể trả lời được.

Như vậy, để đảm bảo cho công việc kinh doanh của mình doanh nghiệp có thể

căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn phương thức đăng ký và quốc gia đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các thông tin và thủ tục đăng ký của mỗi nước trước khi đưa sản phNm của mình tại nước đó. Hình thức và thủ tục

đăng ký của từng thị trường xuất khNu lớn sẽđược chúng tôi đưa ra trong các kỳ tiếp theo.

V. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI NƯỚC NGOÀI

Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài nhằm hạn chế

nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở

99

1. Các lợi ích kinh tế doanh nghiệp có thể có được sau khi đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)