Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc thực hiện nghĩa vụ công khai và minh bạch trong chính sách kinh tế của Việt Nam nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính minh bạch của hệ thống pháp luật của nước ta nhằm nâng cao tính hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động nhà nước, đồng thời thực hiện nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các cam kết quốc tế. Do đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và các chính sách kinh tế của Việt Nam nói riêng phải phù hợp với tiêu chuNn chung của WTO, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu mà Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận, cam kết song phương và khu vực.
Việc công khai, minh bạch hóa chính sách kinh tế của Việt Nam còn giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu thông tin về chính sách kinh tế, môi trường đầu tư tại Việt Nam, góp phần tác động đến quyết định của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài việc công khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam, để nâng cao vai trò pháp luật trong đời sống xã hội, mở rộng dân chủ, công khai hóa các lĩnh vực hoạt động nhà nước (trừ các lĩnh vực liên quan đến bí mật, an ninh quốc gia) là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các vấn đề tệ
nạn xã hội. Việc công khai, minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam xuất phát từ 05 lý do cơ bản sau đây:
- Đảm bảo tính dân chủ của nhà nước theo đó người dân có quyền được biết các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Chính sách và pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đều xuất phát từ
thực tiễn, phản ánh thực tiễn và ngược lại, ảnh hưởng của các chính sách đó đến thực tiễn đòi hỏi các đối tượng chịu tác động của chính sách phải nắm bắt được nội dung của chính sách;
- Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi không chỉ các cơ
quan quản lý cần thông tin mà các doanh nghiệp, thể nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phải cập nhật thông tin nhiều hơn để phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tính minh bạch của các quy định của pháp luật (bao gồm các chính sách kinh tế) còn bị chi phối bởi các điều ước quốc tế mà các quốc gia đã ký kết hoặc gia nhập;
78 - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi Nhà nước không thể khép kín phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ các cơ quan quản lý nhà nước mà phải mở rộng phạm vi thông tin đến các đối tượng có liên quan, đối tượng chịu sựđiều chỉnh trực tiếp từ các chính sách;
- Công khai, minh bạch được thừa nhận là công cự hữu hiệu để ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các tệ nạn của bộ máy quản lý nhà nước như hối lộ, tham nhũng, …
Hiện nay, Việt Nam đã nỗ lực minh bạch hóa hệ thống pháp luật để phù hợp với tiêu chuNn của WTO và đáp ứng tốt các cam kết song phương và khu vực.