CƠ CHẾ KIỂM ĐIỂM CHÍNH SÁCH THƯƠNGMẠI CỦA WTO

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 90)

Một trong những yêu cầu cơ bản đối với những công ty tham gia vào thương mại quốc tế là tính ổn định và có thể dựđoán trước của chính sách và hệ thống pháp lý về

thương mại. Trong WTO, hai mục tiêu này được thực hiện thông qua Cơ chế kiểm

điểm chính sách thươngmại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã

được áp dụng tạm thời từ năm l989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tại Montréal, Canađa.

Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn thương mại của tất cả mọi thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong thương mại quốc tế thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. Vì vậy, bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada sẽ

kiểm điểm 2 năm/lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/ lần. Trung b́nh một năm có khoảng 20 nước phải kiểm điểm chính sách thương mại.

Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO.

Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ

các luật lệ, quy định của WTO và các cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm này, các nước thành viên có cơ hội giải thích và làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như về

những khó khăn mà nước đó có thể gặp phải khi thực hiện các cam kết của mình. Việc kiểm điểm chính sách thương mại được tiến hành trên cơ sở hai báo cáo, một do Ban Thư ký WTO soạn thảo và một do nước kiểm điểm soạn thảo Báo cáo của Ban Thư ký được soạn theo mẫu bao gồm phần ''Nhận xét khái quát'' và 4 chương về

môi trường kinh tế, các khía cạnh thể chế và ra quyết định về thương mại và đầu tư, các biện pháp thực hiện chính sách và thực tiễn thương mại trong từng lĩnh vực. Để đảm bảo tính đúng đắn về những thông tin nêu trong báo cáo, Ban Thư ký sẽ cử một

đoàn quan chức đi thăm nước kiểm điểm để thảo luận và kiểm tra lại các số liệu và thông tin có liên quan đến chính sách thương mại của nước này.

Báo cáo của nước kiểm điểm có tên gọi là ''Tuyên bố về chính sách'' (Policy Statement) có nội dung chính là giới thiệu khái quát về những mục tiêu và phương hướng chính trong chính sách thương mại của mình và đánh giá về triển vọng trong tương lai. Hai báo cáo nói trên sẽ được các thành viên WTO xem xét, thảo luận tại phiên họp của cơ quan kiểm điểm. Nước kiểm điểm sẽ phải trả lời hoặc giải thích về

những điểm nêu trong báo cáo của Ban Thư ký. Phần nhận xét khái quát trong báo cáo của Ban Thư ký và kết luận cuối cùng của chủ tịch phiên họp được công bố công khai và đưa lên trang chủ của WTO trên Internet.

TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ ''tự kiểm

điểm'' về chính sách và thực tiễn thương mại của mình trước tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách thương mại của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đNy các cải

81 cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết thương mại.

TPRM cũng thúc đNy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ

về thương mại tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ “minh bạch hoá” là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên.

IV. VẤN ĐỀ THỰC THI CAM KẾT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH CỦA VIỆT NAM

Việt Nam cam kết trong Báo cáo của Ban công tác “kể từ ngày gia nhập, Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi đầy đủĐiều X của GATT 1994, Điều III của GATS và các yêu cầu khác về công khai, minh bạch hoá của WTO, kể cả các yêu cầu về thông báo, lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật ”.

Công khai, minh bạch là một khái niệm quan trọng hàng đầu trong hệ thống WTO. Có nhiều quy định khác trong các hiệp định của WTO về công khai, minh bạch mà Việt Nam đã cam kết thực thi như là một phần cam kết gia nhập WTO của mình. Các quy định đó là Điều X của GATT, Điều 2.9 của Hiệp định TBT, Điều 2(g) và 3(e) của Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định ROO), Điều 25 của Hiệp

định về SCM, Điều 12 của Hiệp định SG, Điều 7 của Hiệp định SPS, Điều 63 của Hiệp định TRIPS, Điều 18.2 và 18.3 của Hiệp định về nông nghiệp, Điều 6.1 của Hiệp

định TRIMs và Điều III của Hiệp định GATS.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều cam kết “WTO+” về công khai, minh bạch tức là các nghĩa vụ cao hơn lời văn thể hiện trong các quy định của các hiệp

định WTO. Báo cáo của Ban công tác có một phần miêu tả về hiện trạng đăng Công báo các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Các cam kết cụ thể về vấn đề này đã

được Việt Nam cam kết liên quan đến việc đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến góp ý của công chúng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong phần Báo cáo của Ban công tác về thương mại dịch vụ, Việt Nam cũng có các cam kết bổ sung về minh bạch hoá thủ tục cấp phép và điều kiện cấp phép ở các

điểm 506, 507 và 508.

Các nghĩa vụ về minh bạch hóa của Việt Nam có thể chia thành nhóm các nghĩa vụ như sau:

1. Nghĩa vụđăng ký tất cả các văn bản quy phạm pháp luật

Điều X của GATT 1994 (liên quan đến hàng hoá) và Điều III của GATS (liên quan đến dịch vụ) quy định các nghĩa vụ chung đối với Việt Nam trong việc đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung trước khi có hiệu lực.

Về vấn đề này cần chú ý, trong vụ US – Đồ lót, một vụ tranh chấp do Costa Rica đưa ra WTO liên quan đến các biện pháp cụ thể của Hoa kỳ ảnh hưởng đến việc nhập khNu vào Hoa kỳđồ lót có xuất xứ từ Costa Rica, AB đã giải thích về thuật ngữ “tính áp dụng chung” như sau: “Chúng tôi thấy rằng phạm vi của Điều X:1 của GATT 1994 có sử dụng cụm từ “có tính áp dụng chung”, bao gồm cả “các quyết định hành chính”. Chính vì tình tiết đơn giản là biện pháp hạn chế đang được xem xét là một quyết định hành chính không ngăn cản chúng tôi kết luận rằng sự hạn chế này là một biện pháp có tính áp dụng chung. Đồng thời, tình tiết của biện pháp hạn chếđó là

82 một biện pháp cụ thể cũng không loại trừ khả năng đó là một biện pháp có tính áp dụng chung. Nhưng nếu biện pháp hạn chế đó được áp dụng đối với một công ty cụ

thể hoặc được áp dụng với một lô hàng cụ thể, thì nó sẽ không được coi là một biện pháp có tính áp dụng chung. Tuy nhiên, trong chừng mực sự hạn chế đó ảnh hưởng

đến một số lượng không xác định các nhà kinh doanh, bao gồm cả các nhà sản xuất trong và ngoài nước, thì chúng tôi coi đó là một biện pháp có tính áp dụng chung”. AB đã nhận xét thêm rằng: “Việc giả định có hiệu lực pháp luật về sau, dĩ nhiên, chỉ

liên quan đến các nguyên tắc cơ bản về minh bạch và quy trình lập pháp, những khái niệm khác dựa vào các nguyên tắc này. Việc đăng trước được yêu cầu đối với tất cả

các biện pháp nằm trong phạm vi của Điều X.2, chứ không phải chỉ các biện pháp hạn chế tự vệ ATC nhằm để áp dụng hồi tố.

Việt Nam có nghĩa vụ đảm bảo rằng tất cả các luật, quy định, nghị định, quyết

định của toà án và các quyết định hành chính có tính áp dụng chung phải được

đăng trước khi có hiệu lực hoặc trước khi được thi hành, ngoại trừ những quy định, quyết định của toà án và các quyết định hành chính có tính áp dụng chung và các biện pháp khác có liên quan đến tình trạng khNn cấp hoặc an ninh quốc gia, hoặc các văn bản mà việc đăng sẽ gây trở ngại cho quá trình thực thi pháp luật. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra cam kết quốc tế cụ thể về việc đăng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại trên trang điện tử của các cơ quan nhà nước nhất định. Nghĩa vụ này cũng được áp dụng đối với các biện pháp của chính quyền địa phương. Việc đăng tải phải được thực hiện trên các trang điện tử hoặc các tạp chí

được liệt kê ở bảng 23 phụ lục của Báo cáo của Ban công tác.

Ngoài các cam kết trên, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Việt Nam cam kết

đăng một danh sách tất cả các tổ chức chịu trách nhiệm uỷ quyền, cho phép hoặc quản lý các hoạt động dịch vụ trong mỗi ngành dịch vụ” và kể từ ngày gia nhập Việt Nam có nghĩa vụ đăng trên Công báo tất cả những thủ tục và điều kiện cấp phép hiện hành của mình.

2. Nghĩa vụ lấy ý kiến của công chúng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật

Việt Nam cam kết rằng: liên quan đến các luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định khác được đệ trình và các biện pháp được Quốc hội và Chính phủ ban hành liên quan hoặc ảnh hưởng tới thương mại hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, Việt Nam dành một khoảng thời gian hợp lý, tức là không ít hơn 60 ngày, cho các thành viên, cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp để đóng góp ý kiến cho các cơ quan có liên quan trước khi những biện pháp này được thông qua. Chính phủ xem xét những ý kiến nhận được trong khoảng thời gian lấy ý kiến đóng góp trừ những quy

định hoặc các biện pháp khác có liên quan đến tình trạng khNn cấp hoặc an ninh quốc gia, hoặc các quy định mà việc đăng chúng sẽ cản trở việc thực thi pháp luật.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Việt Nam đã cam kết: ngoại trừ các tình huống khNn cấp hoặc các quy định và biện pháp liên quan đến an ninh quốc gia, các biện pháp cụ thểấn định tỷ giá chuyển đổi tiền tệ hoặc chính tiền tệ và các biện pháp khác mà việc đăng chúng có thể ngăn cản việc thực thi luật, Việt Nam sẽ (a) đăng trước bất kỳ quy định hay các biện pháp thực thi khác mang tính áp dụng chung mà Việt Nam dự kiến thông qua và mục tiêu của quy định hay biện pháp thực hiện khác

đó; (b) cho phép các bên quan tâm và các Thành viên khác có cơ hội hợp lý để bình luận về quy định hay biện pháp thực hiện khác dự kiến thông qua đó; và (c) cho phép

83 một khoảng thời gian hợp lý từ khi đăng quy định chính thức hay biện pháp thực hiện khác chính thức tới khi quy định hay biện pháp này có hiệu lực.

Các cam kết này dẫn đến một nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam đó là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp thực thi có liên quan đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ phải được đưa ra lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan và lấy ý kiến công chúng trước khi các văn bản này được ban hành và áp dụng.

3. Nghĩa vụ thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành/sửa

đổi

Việt Nam cam kết rằng chậm nhất là vào thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ nộp tất cả các bản thông báo ban đầu theo yêu cầu của bất kỳ hiệp định nào của WTO. Bất kỳ luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác được Việt Nam ban hành sau đó mà

được quy định là phải thông báo theo Hiệp định WTO, sẽ được thông báo vào một thời điểm và theo cách thức phù hợp với các quy định của WTO. Việc thông báo phải được thực hiện bằng ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại WTO. Cam kết này có thể được hiểu rằng sau khi gia nhập WTO, các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các biện pháp thương mại có tính áp dụng chung thuộc đối tượng phải thông báo theo cam kết của Việt Nam thì phải được thông báo phù hợp với các yêu cầu trong các hiệp định có liên quan của WTO. Đặc biệt là nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban về

thương mại dịch vụ của WTO việc ban hành các biện pháp mới hoặc sửa đổi các biện pháp hiện hành có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.

4. Nghĩa vụ thành lập điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các thành viên quan tâm về các vấn đề cụ thể viên quan tâm về các vấn đề cụ thể

Việt Nam cam kết thành lập điểm hỏi đáp để cung cấp các thông tin cụ thể, theo yêu cầu, cho các thành viên WTO khác về các vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ, các quy định và tiêu chuNn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Liên quan đến thương mại dịch vụ, điểm hỏi đáp này phải được thành lập trong vòng 02 năm kể từ ngày gia nhập. Phạm vi của các yêu cầu hỏi đáp mà các điểm hỏi đáp cần phải xử lý là khá rộng liên quan đến các luật, nghị định, quy định, các quyết định của toà án và các quyết định hành chính và tất cả các biện pháp của Chính Phủ có tính áp dụng chung.

Nghĩa vụ liên quan đến rà soát chính sách thương mại là một Thành viên của WTO, Việt Nam có nghĩa vụ phải tham gia thực hiện các rà soát chính sách thương mại định kỳ theo thủ tục được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định Marrakesh. Việc rà soát được thực hiện theo Cơ chế rà soát chính sách thương mại theo Phụ lục 3 gồm tất cả các nội dung của khuôn khổ pháp luật ảnh hưởng đến thương mại, bao gồm các chính sách và thực tiễn có liên quan của các cơ quan có thNm quyền của chính phủ Việt Nam.

Minh bạch là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO). Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ công khai các thông tin liên quan

đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó và phải đảm bảo rằng chính phủ của các quốc gia Thành viên khác và các nhà kinh doanh có thể truy cập các thông tin trên.

84

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)