HIỆP ĐNNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 78)

ĐẦU TƯ

Mục tiêu

Giúp đối tượng tập huấn hiểu được nội dung chính của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) và nhận diện được các rào cản, cản trở

kinh tế đối với đầu tư phải tuân thủ theo các cam kết gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do.

Nội dung chính

I. HIỆP ĐNNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI (TRIMs) THƯƠNG MẠI (TRIMs)

Trong thương mại quốc tế, đầu tư là hoạt động đem vốn, tài sản từ nước này sang một nước khác để kinh doanh, thu lợi nhuận (đầu tư nước ngoài). Theo nghĩa này, đầu tư bao gồm cảđầu tư gián tiếp (đầu tư thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp) và đầu tư gián tiếp (chủ yếu qua thị trường chứng khoán).

Quy định về đầu tư nước ngoài của nước nhận đầu tư có thể cản trở hoặc thúc

đNy việc đầu tư và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận của hoạt động đầu tư

của nhà đầu tư đến từ các nước khác. Thương mại quốc tế từ đó cũng có thể được khuyến khích hoặc bị hạn chế vì các quy định vềđầu tư nước ngoài này.

Vì vậy, đểđảm bảo rằng các biện pháp của nước nhận đầu tư không cản trở bất hợp lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dòng lưu chuyển vốn, tài sản trong thương mại quốc tế, các nước thành viên WTO đã thống nhất thông qua một Hiệp định về vấn đề này, gọi là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMs). Biện pháp đầu tưở đây được hiểu là bất kỳ một quy

định, điều kiện hay thủ tục nào mà nước nhận đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

1. Ý nghĩa của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại thương mại

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là một trong các hiệp định của WTO mà các thành viên gia nhập tổ chức này phải ký kết. Hiệp định TRIMs có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, các nước thành viên WTO ký kết Hiệp định TRIMs chấp nhận ràng buộc rằng của biện pháp TRIMs của nước mình phải phù hợp với GATT (tiền thân của WTO). Hiệp định TRIMs ra đời là một bước tiến lớn mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng nó chưa giải quyết thỏa đáng lợi ích của tất cả các nước phát triển và đang phát triển, mà nó chỉđược coi là bước thỏa hiệp ban đầu giữa quan điểm của các nước phát triển và các nước đang phát triển trong việc đưa ra các quy định

điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế. Hiệp định TRIMs có ý nghĩa:

- Hiệp định TRIMs đã đạt được mục đích là làm rõ các quy định của GATT về việc hạn chế sử dụng những biện pháp đầu tư nhất định mà có thể bóp méo hoặc hạn chế thương mại quốc tế.

69 - Quan điểm về tác động của các yêu cầu vềđầu tư quy định trong Hiệp định TRIMs đến sự phát triển là không thống nhất giữa các chuyên gia phân tích; một số

nghiên cứu cho rằng trong những điều kiện nhất định, những yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa có thể có tác động tích cực đến nỗ lực phát triển của một nước; nhưng cũng có những nghiên cứu khác lại cho rằng những yêu cầu như vậy không hiệu quả và dẫn

đến những tác động không mong muốn đối với cả thương mại lẫn đâuù tư của các nước áp dụng những biện pháp này. Thực tế rất khó có thểđánh giá được các tác động của Hiệp định TRIMs đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng về các vấn đề thương mại, tăng trưởng, giảm nghèo …

2. Mục đích của Hiệp định TRIMs

Hiệp định TRIMs là một trong mười sáu hiệp định đa phương của WTO, Hiệp

định TRIMs quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm sử

dụng đối với các nước thành viên.

Mục tiêu chính của Hiệp định TRIMs là thúc đNy việc mở rộng, phát triển tự do hóa đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước tham gia trên cơ sởđảm bảo tự do cạnh tranh. Vì sự phát triển của quốc gia, bảo vệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty nội địa, đồng thời đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán nên các nước đang phát triển. Mục tiêu của Hiệp định TRIMs là tạo ra công bằng mậu dịch và được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử nên các công cụ khuyến khích đầu tư nhưưu đãi về thuế, tiền thuê đất và các hỗ trợ khác của chính phủ sẽ giảm dần.

Việc thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO đối với Hiệp định TRIMs sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản, xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư nước ngoài. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xóa bỏ yêu cầu đối với cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành hàng đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết của Hiệp định TRIMs mặt khác sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong việc duy trì mục tiêu khuyến khích sử dụng nguồn lực trong nước (tỷ lệ nội địa hóa), tăng cường xuất khNu (tỷ lệ xuất khNu) và thúc đNy phát triển một số ngành công nghiệp.

3. Một số nội dung chủ yếu của Hiệp định TRIMs

Đầu tư nước ngoài là một vấn đề lớn và tương đối nhạy cảm với nước nhận đầu tư (liên quan đến chủ quyền và an ninh tài chính của nước nhận đầu tư). Vì vậy đây vẫn là lĩnh vực mà đến nay trong khuôn khổ WTO các nước vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về những vấn đề cơ bản.

Cho đến nay, ngoài các quy định về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ

(trong các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ của từng nước thành viên), WTO mới chỉ đạt được các nguyên tắc bắt buộc chung về các biện pháp đầu tư mà các nước thành viên bị cấm không được áp dụng do cản trở quá lớn đến thương mại (gọi là TRIMs) trong Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (gọi là Hiệp định TRIMs).

Nói cách khác, Hiệp định TRIMs chỉ quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề vềđầu tư

70 Hiệp định TRIMs không bao quát đầy đủ các yếu tố của một hiệp định đầu tư

quốc tế mà chỉ là cơ chế pháp lý điều chỉnh các biện pháp đầu tư có tác động đến hoạt

động thương mại hàng hóa và các hoạt động có liên quand dến các doanh nghiệp. Hiệp định TRIMs không đưa ra một định nghĩa chính xác về các biện pháp bị cấm. Thay vào đó, nó là bản danh sách minh họa bao gồm những ví dụ về các biện pháp liên quan đến thương mại vị cấm; chẳng hạn như yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải mua một số phần trăm nhất định hàng hoá của thị trường nội địa (các yêu cầu về hàm lượng nội địa) hoặc các yêu cầu về khối lượng hoặc giá trị của hàng hoá nhập khNu mà một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể mua nhưng phải gắn số

lượng hoặc giá trị của sản phNm đó với số lượng hoặc giá trị của sản phNm mà doanh nghiệp đó phải xuất khNu (các yêu cầu về cân bằng cán cân thương mại). Trong bản danh sách đó có các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, những yêu cầu liên quan đến tiêu dùng trong nước, các yêu cầu khác nhau về cán cân thương mại và một số yêu cầu khác. Những yêu cầu như vậy bị cấm theo Hiệp định TRIMs khi chúng là những điều kiện bắt buộc đối với việc thành lập và cả khi là những điều kiện để hưởng ưu đãi (ví dụ như trợ cấp). Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hóa và không phân biệt giữa các biện pháp dành cho các nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.

Hiệp định TRIMs gồm phần mở đầu, 9 điều và một phụ lục kèm theo quy định những biện pháp đầu tư của nước tiếp nhận không phù hợp với Điều III và XI khoản 1 của GATT. Những biện pháp đó là:

(i) Khối lượng nhập khNu chỉđược giới hạn ở mức tương đương với khối lượng hàng xuất khNu của công ty.

(ii) Quy định về tỷ lệ các phụ kiện được sản xuất tại chỗ trong thành phNm (tỷ

lệ nội địa hóa sản phNm), đòi hỏi này trái với Điều III của GATT là không được phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khNu.

(iii) Những hạn chế liên quan đến sử dụng nguồn ngoại tệ. Khối lượng ngoại tệ

dùng để nhập khNu chỉ hạn chế ở mức tương đương với khối lượng ngoại tệ mà công ty có được thông qua xuất khNu hoặc các nguồn khác.

(iv) Những yêu cầu về tỷ lệ xuất khNu đối với các sản phNm được sản xuất trên thị trường nội địa.

Mặt khác, việc yêu cầu nhà đầu tư phải xuất khNu một phần sản phNm của mình không bị coi là xung đột với GATT. Điều này được thể hiện rõ ở Ban Hội thNm FIRA (Luật Rà soát đầu tư nước ngoài) năm 1984, sau khi Hoa Kỳ khiếu nại về một số yêu cầu của Canada đối với các nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật Rà soát

đầu tư nước ngoài (vấn đề trợ cấp xuất khNu được giới hạn bởi Hiệp định về Trợ cấp của WTO).

Hiệp định TRIMs thừa nhận rằng một số biện pháp đầu nhất định có thể gây bóp méo hoặc cản trở thương mại. Hiệp định TRIMS qui định rằng không một bên tham gia kí kết nào có thể áp dụng biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) trái với điều III (nguyên tắc đối xử quốc gia) và điều XI (cấm các biện pháp hạn chế

71 Hiệp định TRIMs còn nhằm làm minh bạch hơn và làm rõ cách thức loại bỏ

những biện pháp bị cấm hiện tai. Tất cả mọi thành viên của Tổ chức thương mại thế

giới đều có 90 ngày để thông báo về những yêu cầu không phù hợp với Hiệp định GATT. Sau khi Hiệp định TRIMs có hiệu lực, các nước phát triển có hai năm (đến ngày 31/12/1997), các nước đang phát triển có năm năm (đến 31/12/2000) và các nước chậm phát triển chậm phát triển có bảy năm (đến tháng 12 năm 2002) để loại bỏ

những biện pháp thông báo.

Hiệp định TRIMs cũng tạo cơ hội cho các nước có nhu cầu gia hạn thời kỳ

chuyển đổi để phòng khi có những khó khăn đặc biệt nảy sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Ngoài ra, nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp đã thành lập đang chịu tác

động của một số biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định TRIMs có một

điều khoản quy định cho phép các nước thành viên trong giai đoạn chuyển đổi được áp dụng những biện pháp đó đối với các doanh nghiệp mới thành lập nếu sản phNm của những doanh nghiệp này là tương đương với những sản phNm của các doanh nghiệp đã thành lập, và việc áp dụng những biện pháp đó là cần thiết để tránh làm méo mó điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã thành lập với các doanh nghiệp mới thành lập. Những biện pháp áp dụng đối với cả hai loại doanh nghiệp này sẽđược loại bỏđồng thời.

Khi nghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIMs, cần chú ý các cam kết của Việt Nam liên quan đến Hiệp định TRIMs. Việt Nam đã cam kết áp dụng đầy đủ các quy định của Hiệp định TRIMs kể từ ngày gia nhập WTO mà không cần có bất kỳ

thời gian chuyển đổi nào; các cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam sẽ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với tất cả các quy định liên quan của Hiệp định TRIMs, mà không ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam ở đoạn 286 và 288 của Báo cáo của Ban công tác (trong đó quy định cho phép Việt Nam có thời hạn 05 năm để loại bỏ các trợ cấp xuất khNu nhất định được căn cứ vào kết quả

hoạt động xuất khNu).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 78)