VỚI VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Mục tiêu
Giúp đối tượng của tập huấn hiểu được nội dung của Hiệp định đa biên về
thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các cam kết của Việt Nam đối với vấn đề sở hữu trí tuệ theo các cam kết gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại.
Nội dung chính
I. HIỆP ĐNNH ĐA BIÊN VỀ THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo TRIPS
Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPS) là hiệp định cơ bản thứ ba trong các hiệp định WTO, sau Hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá và GATS. Hiệp định TRIPS quy định một khuôn khổ
quốc tếđể bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp được thống nhất để đối phó với việc mua bán hàng giả trên phạm vi quốc tế. Hiệp định được xây dựng trên cơ sở các điều ước quốc tế đã có trước đó liên quan đến bảo vệ sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và các vấn đề có liên quan và quy định các biện pháp thực thi hiệu quả các quyền này cùng với khả năng giải quyết các tranh chấp
trong khuôn khổ WTO.
Hiệp định TRIPS được chia thành sáu phần:
- Phần I quy định các nguyên tắc cơ bản, bao gồm đối xử quốc gia, theo đó tất cả các nước Thành viên WTO phải dành chếđộ đối xử đối với sở hữu trí tuệ
của nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với chếđộ đối xửđối với sở hữu trí tuệ trong nước. Phần này cũng có quy định về đối xử tối huệ quốc trong đó các thành viên WTO thoả thuận không phân biệt đối xử giữa các tài sản trí tuệ của một nước thành viên WTO này với tài sản trí tuệ của bất kỳ một nước thành viên WTO nào khác. Điều này có nghĩa trên thực tế là Chính phủ Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với các tài sản trí tuệ khác như sáng chế, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, các thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại của nước ngoài như bảo vệ các tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức Việt Nam và không được dành đối xử ưu đãi hơn
đối với các tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản trí tuệ của một nước này so với tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản trí tuệ có nguồn gốc từ một nước khác.
- Phần II quy định chi tiết về các quyền sở hữu trí tuệ đã có từ trước khi các Hiệp định WTO có hiệu lực, bao gồm Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phNm văn học, nghệ thuật, khoa học, và Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Phần II này cũng quy định các tiêu chuNn tối thiểu mà các nước Thành viên WTO phải tuân thủ khi đối xử với các quyền sở hữu trí tuệ của các nước Thành viên WTO khác. Điều đó có nghĩa là quốc tế có các tiêu chuNn tối thiểu nhất
định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam phải tuân thủ.
- Phần III quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặt ra các yêu cầu tối thiếu về thủ tục và các biện pháp chế tài mà chính phủ của tất cả các nước Thành
88 viên WTO phải quy định trong pháp luật của nước mình để đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ hiệu quả. Trong số các nghĩa vụ ở phần này có nghĩa vụ đảm bảo rằng các thủ tục phải công bằng và vô tư, không được phức tạp hoặc tốn kém quá mức cần thiết hoặc không kéo dài quá mức cần thiết. Các thành viên WTO cũng
được yêu cầu phải quy định áp dụng các thủ tục và chế tài hình sựđối với các trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu thương mại hoặc vi phạm bản quyền với quy mô thương mại. Việt Nam đã ban hành quy định pháp luật phù hợp để trừng trị những người cố
tình làm giả hoặc sao chụp trái phép các quyền tác giả.
- Phần IV của Hiệp định TRIPS quy định về cách thức mà các quyền sở hữu trí tuệ có thể có được sự bảo hộ và duy trì ở các thành viên WTO.
- Phần V của Hiệp định TRIPS quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên WTO. Điều quan trọng cần lưu ý là các quy định của Phần này không tạo ra quyền cho các cá nhân tiến hành khởi kiện hoặc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm mà Hiệp định quy định các quyền của chính phủ này có thể khiếu kiện chính phủ khác về sự phù hợp của các quy định về sở hữu trí tuệ của chính phủ thành viên WTO với quy định của Hiệp định TRIPS.
- Phần VI quy định về các thời hạn chuyển đổi và Phần VII quy định về thiết lập các thiết chế cho việc giám sát việc thực thi Hiệp định TRIPS.
Việt Nam có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản theo quy định của Hiệp định TRIPS.
2. Những quyền và nghĩa vụ bổ sung của Việt Nam trong WTO
Khi nghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIPS, cần chú ý Việt Nam đã cam kết có nghĩa vụ áp dụng đầu đủ các quy định của Hiệp định TRIPS kể từ ngày gia nhập WTO mà không cần có bất kỳ thời gian chuyển đổi nào. Các cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam có nghĩa vụ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với tất cả các quy định liên quan của Hiệp định TRIPS. Việt Nam còn cam kết, trước ngày gia nhập, Việt Nam sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp yêu cầu. Cơ quan của chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp hợp pháp và không vi phạm quyền tác giảđối với các phần mềm này. Các biện pháp này
được áp dụng đối với việc mua và quản lý tất cả các phần mềm do các cơ quan chính phủ sử dụng. Trước ngày gia nhập, Việt Nam cũng phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp cho khách hàng của họ các chương trình đã có phép đầy đủ.
II. CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO VÀ CÁC HIỆP ĐNNH TỰ DO THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ