THƯƠNGMẠI DNCH VỤ TRONG CÁC FTA

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 74)

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia không ngừng mở rộng quan hệ

hợp tác quốc tế thông qua các hiệp định, cam kết chung để tìm kiếm và tận dụng lợi ích của nhau, quá trình thực hiện các cam kết đó đã tạo điều kiện tự do hóa thương mại dịch vụ.

Trong các FTA, hai phương pháp tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ là loại bỏ hoặc cắt giảm các rào cản về thuế quan và phi thuế quan liên quan, đều sử dụng Hệ

thống CPC (Central Product Classification) để liệt kê các ngành và phân ngành được tự do hóa tương tự như trong GATS. Trong đó, phương pháp chọn cho (positive-list), tức là chỉ tự do hóa những ngành/phân ngành dịch vụ, được liệt kê trong biểu cam kết còn phương pháp chọn bỏ (negative-list) tức là những ngành/phân ngành nào muốn bảo lưu (ngành/phân ngành nhạy cảm) sẽ được liệt kê trong biểu cam kết và những ngành còn lại sẽđược tự do hóa.

Theo thống kê về tỷ lệ các ngành thuộc nhóm nhạy cảm trong các FTA dựa vào 138 ngành thuộc hệ thống CPC2 cho thấy, các FTA của các nước phương Tây như

FTA Australia-Mỹ, NAFTA và EFTA có tỷ lệ các ngành thuộc nhóm nhạy cảm lần lượt là 23,6%, 37,2% và 44,7%. Trong khi đó, ở các FTA của các nước ASEAN như

FTA Mỹ-Singapore, FTA Hàn Quốc-Singapore, AFTA tỷ lệ này lần lượt là 59,4%,

58,8% và 90,1%, cao hơn so với FTA Australia-Mỹ, NAFTA và EFTA nhiều.

Thống kê trên cũng cho thấy các nước thuộc khu vực ASEAN có tỷ lệ các ngành thuộc nhóm nhạy cảm trong FTA cao, điều đó đồng nghĩa với việc các nước ASEAN có xu hướng sử dụng phương pháp chọn bỏ (negative-list), liệt kê những ngành/phân ngành dịch vụ muốn bảo lưu trong biểu cam kết, để tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ trong đàm phán và ký kết FTA.

Trong bối cảnh Việt Nam đang xúc tiến đàm phán FTA với các đối tác lớn như

Hoa Kỳ và EU, các nước có thế mạnh về thương mại dịch vụ và là thị trường lớn tiềm năng, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược cụ thể về mặt quản lý, cơ cấu tổ chức cũng như chất lượng dịch vụ. Việc nắm bắt thông tin, lộ trình thực hiện các cam kết về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong các FTA chính là nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng các cơ hội mà FTA mang đến. Doanh nghiệp có thể truy cập website của Bộ

Công thương (http://www.moit.gov.vn) hoặc website của Bộ Tài chính

(http://mof.gov.vn) để cập nhật thông tin về tình hình thực hiện các cam kết hội nhập. Ngoài ra, do đặc thù của thương mại dịch vụ nên con người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, quan hệ với khách hàng. Phát triển yếu tố con người là một phần không thể thiếu để nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo Chunmei Yang3, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ngành giáo dục nên chưa thểđáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động có tri thức và tay nghề cao. Điều này gây

ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng các ngành dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn này. Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc đNy mạnh xuất khNu dịch vụ sang thị trường quốc tế.

2 Free trade agreement in the Asia Pacific

65 Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2011 số lượng lao động Việt Nam có trình độ đại học và cao học chiếm 6% tổng số lao động Việt Nam, lao động có trình độ trung cấp nghề và cao đẳng chiếm 8%. Như vậy, số lượng lao động có trình

độ từ trung cấp nghềđến cao học còn rất thấp, chiếm chưa đến 20 % trên tổng số lao

động Việt Nam (biểu đồ 1). Bên cạnh đó, số liệu trên cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng nhân viên có trình độ và tay nghề phù hợp với yêu cầu của từng ngành dịch vụ cụ thể. Sau khi tuyển dụng nhân viên, doanh nghiệp thường phải tổ chức huấn luyện, đào tạo lại cho nhân viên để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Do đó, đầu tư xây dựng chương trình đào tạo và huấn luyện nhân viên là một giải pháp cho vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ trong ngành dịch vụ.

Biểu đồ 1: Trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam năm 2011

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành để

học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, tìm kiếm đối tác và quảng bá thương hiệu và sản phNm dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể truy cập website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (http://vcci.com.vn/) để

cập nhật các thông tin mới nhất về các hội chợđược tổ chức trong và ngoài nước, chủ động tham gia các hội chợ về ngành hàng mà doanh nghiệp hoạt động.

VI. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI

Vấn đề sau đây có được xếp vào nhóm hạn chếđối với tiếp cận thị trường dịch vụ?

Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng sẽ phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đây là một trong những quy định được đưa ra trong dự thảo Nghịđịnh quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng được Bộ

Thông tin - Truyền thông đưa ra lấy ý kiến ngày 6/4/2012, trình Chính phủ vào tháng 6/2012.

Dự thảo yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài phải cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam loại bỏ các thông tin vi phạm gồm: các hành vi liên quan đến việc lợi dụng việc cung cấp, sử

66

dụng internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại nhà nước Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội... tuyên truyền, kích động bạo lực..., đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ

chức, danh dự và nhân ph m của cá nhân...

Mặc dù chưa có công bố cụ thể song giới chuyên môn cho rằng hai “gã khổng lồ” về dịch vụ trực tuyến là Facebook và Google chắc chắn sẽ nằm trong danh sách phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Theo số liệu do Google Đông Nam Á công bố, có khoảng 80% người dùng internet sử dụng dịch vụ tìm kiếm của Google. Nếu áp dụng tỷ lệ trung bình này với con số hơn 30 triệu người dùng internet Việt Nam thì số người dùng dịch vụ

của Google tại Việt Nam có thể lên tới hơn 20 triệu.

Còn theo số liệu của Social Bakers năm 2012 có khoảng 3,5 triệu người sử

dụng dịch vụ mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.

Đáp án: Không. Vấn đề liên quan đến cam kết hợp tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam về việc loại bỏ các thông tin vi phạm quy

định của Việt Nam

Câu hỏi thảo luận

1. Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận thị trường dịch vụ tại nước đó?

2. Cung cấp dịch vụ thông qua văn phòng đại diện tại nước ngoài có ảnh hưởng gì đến chất lượng và giá tiêu dùng của dịch vụ?

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Hiện diện thể nhân là:

A. Nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên WTO cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân tại lãnh thổ của các thành viên khác.

B. Nhà cung cấp hàng hóa của một nước thành viên WTO cung cấp hàng hóa thông qua hiện diện thể nhân tại lãnh thổ của các thành viên khác.

C. Nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên WTO cung cấp dịch vụ

thông qua hiện diện thể nhân tại lãnh thổ của các thành viên khác

2. Cung cấp dịch vụ qua biên giới là:

A. Là phương thức theo đó dịch vụđược cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau.

B. Là phương thức theo đó dịch vụ được cung dịch vụ tại tại lãnh thổ của một nước Thành viên

C. Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Ví dụ, các dịch vụ tư vấn có thể cung cấp theo phương thức này.

67

Đáp án: 1C, 2A Sơ kết chuyên đề

1. Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của GATS. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo GATS gồm:

- Đối xử MFN

- Minh bạch, công khai chính sách và pháp luật

- Thủ tục pháp lý trong nước công bằng và thích hợp (“thủ tục pháp lý thích hợp”)

2. Các hạn chếđối với tiếp cận thị trường dịch vụ phải tuân thủ theo các cam kết gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại, bao gồm:

- Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ dưới hình thức hạn ngạch, độc quyền, nhu cầu kinh tế

- Hạn chế về giá trị giao dịch dưới hình thức hình thức hạn ngạch, nhu cầu kinh tế

- Hạn chế về số lượng dịch vụ hình thức hạn ngạch, nhu cầu kinh tế

- Hạn chế về tổng số nhà cung cấp trong một ngành dịch vụ cụ thể và có liên quan trực tiếp tới việc cung cấp dịch vụ dưới hình thức hạn ngạch, nhu cầu kinh tế

- Hạn chế hoặc yêu cầu loại pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh đối với nhà cung cấp dịch vụ

- Hạn chế liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài tốt đa đối với nhà cung cấp dịch vụ

Tài liệu tham khảo

1. Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

2. Free trade agreement in the Asia Pacific

3. Chunmei Yang 2009, Analysis on the Service Trade between China and

ASEAN

4. Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Ủy ban Thương mại Thụy Điển.

68

Chuyên đề 5: HIỆP ĐNNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 74)