KÊNH TRAC ỨU THÔNG TIN LIÊN QUAN FTA

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 94)

Trong bối cảnh Việt Nam đang xúc tiến đàm phán và ký kết thêm nhiều FTA quan trọng như FTA Việt Nam-EU, TPP, doanh nghiệp nên cập nhật các thông tin về

FTA cũng như lộ trình cắt giảm thuếđể có thể tận dụng được cơ hội từ FTA mang đến (thuế suất giảm, hạn ngạch xuất…).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các quy định về quy tắc xuất xứ của sản phNm cũng như các thủ tục, giấy tờ có liên quan để có thểđược hưởng các ưu đãi từ FTA. Doanh nghiệp có thể truy cập vào website của Bộ Công thương (http://moit.gov.vn) hoặc website của Bộ Tài chính (http://mof.gov.vn ) để cập nhật thông tin về tình hình thực hiện các cam kết hội nhập, truy cập website của Phòng Thương mại và Công nghiệp để được hướng dẫn các thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ

cho sản phNm (http://www.covcci.com.vn/ ).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xây dựng website về các biện pháp kỹ thuật

(http://www.tbtvn.org) và website về các biện pháp vệ sinh dịch tễ

(http://www.spsvietnam.gov.vn).

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể truy cập website của các đối tác ký kết FTA, chẳng hạn như website về FTA của chính phủ Singapore (http://www.fta.gov.sg/ ), website của chính phủ Hàn Quốc về FTA ASEAN-Hàn Quốc (http://akfta.net/),

website của chính phủ Trung Quốc về FTA ASEAN - Trung Quốc

(http://fta.mofcom.gov.cn/topic/chinaasean.shtml) để nắm được thông tin về nội dung

các cam kết và lộ trình thực hiện các FTA.

Việc chủ động nắm bắt thông tin về các FTA sẽ hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất và tiếp thị sản phNm phù hợp.

VI. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI

Trường hợp sau đây có được xem là thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa chính sách kinh tế hay không?

Ngày 15 tháng 7 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số

15/2013/TT - BCT quy định về xuất kh u than.

Cụ thể, vềđiều kiện xuất kh u than, đối với chủ thể, Thông tư số 15/2013/TT-BCT quy

định chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất kh u than. Doanh nghiệp xuất kh u than là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư số

14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định vềđiều kiện kinh doanh than.

Mặt khác, về hàng hóa, than được phép xuất kh u khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đã qua chế biến và đạt tiêu chu n chất lượng hoặc tương đương tiêu chu n chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này; có nguồn gốc hợp pháp như quy

định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than; các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập kh u từng thời kỳ.

Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất kh u than phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất kh u, đồng thời có phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù

85

hợp về tiêu chu n, chất lượng của lô than xuất kh u, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chu n VILAS cấp.

Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) là đơn vịđược giao chịu trách nhiệm chủ trì và là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2013 và thay thế Thông tư số

05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất kh u than. http://www.moit.gov.vn

Đáp án: Có, đây là nghĩa vụ thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi trong cam kết về minh bạch.

Câu hỏi thảo luận

1. Việc công khai và minh bạch chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng gì

đến doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thị trường đó?

2. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin liên quan đến các chính sách và quy

định về thương mại thông qua các kênh tra cứu nào? Có gặp trở ngại nào khi sử dụng các kênh thông tin về các chính sách và quy định về thương mại của các quốc gia không? Liệt kê một vài trở ngại (nếu có).

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập khi kết thúc phần thảo luận 1. Nghĩa vụ công khai và minh bạch trong chính sách kinh tế là:

A. Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ bảo mật các thông tin liên quan đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó.

B. Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ công khai các thông tin liên quan đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó và phải đảm bảo rằng các nhà kinh doanh có thể truy cập các thông tin trên.

C. Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ công khai các thông tin liên quan đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó và phải đảm bảo rằng chỉ có chính phủ của các quốc gia Thành viên khác có thể truy cập các thông tin trên.

D. Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ công khai cá thông tin liên quan đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó và phải đảm bảo rằng chính phủ của các quốc gia Thành viên khác và các nhà kinh doanh có thể truy cập các thông tin trên.

86

Sơ kết chuyên đề

Tóm lại, minh bạch là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một quốc gia Thành viên có nghĩa vụ công khai các thông tin liên quan đến các chính sách và quy định về thương mại của quốc gia đó và phải đảm bảo rằng chính phủ của các quốc gia Thành viên khác và các nhà kinh doanh có thể

truy cập các thông tin trên. Việt Nam thực hiện các cam kết về nghĩa vụ công khai minh bạch trong WTO, bao gồm:

- Nghĩa vụđăng ký tất cả các văn bản quy phạm pháp luật

- Nghĩa vụ lấy ý kiến của công chúng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghĩa vụ thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi. - Nghĩa vụ thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi.

Tài liệu tham khảo

1. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại GATT 2. Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ GATS 3. Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định ROo)

4. Thông tư số 15/2013/TT - BCT quy định về xuất khNu than

5. Minh bạch hóa hệ thống pháp luật ở Việt Nam – yêu cầu từ thực tiễn; Hội thảo “Những tác động của việc thực hiện cam kết WTO- Một năm nhìn lại”. 6. Tổ chức Thương mại Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

87

Chuyên đề 7: HIỆP ĐNNH ĐA BIÊN VỀ THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 94)