VI. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỰC THI HIỆP ĐNNH
1. Sự tham gia của Trung Quốc vào Hiệp định TRIPs và những biện pháp Trung
định
Trung Quốc đã gia nhập WIPO năm 1980, phê chuNn Công ước Paris về Bảo hộ
Sở hữu Trí tuệ năm 1985 và Hiệp định Madrid liên quan đến Đăng ký quốc tế nhãn hiệu thương mại năm 1989. Trong những năm 1990, Trung Quốc đã ký Công ước Berne về Bảo hộ Bản quyền các Tác phNm văn học và Công trình nghệ thuật, Hiệp
ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 1994. Với việc trở thành thành viên của WTO năm 2001, Trung Quốc đã chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ gắn với Hiệp định TRIPs của WTO.
Kinh nghiệm thực thi Hiệp định TRIPs của Trung Quốc: Kinh nghiệm lớn nhất của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs là cần đặt đúng chỗ thích hợp các biện pháp khuyến khích đổi mới, phát triển công nghệ và cần có các chính sách sáng suốt để mở rộng sự phổ biến và khả năng tiếp cận tới các tiến bộ khoa học và công nghệ. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong tương lai, Trung Quốc họ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong các lĩnh vực luật pháp, cạnh tranh quốc tế, R&D, chuyển giao công nghệ,…
Một số bài học rút ra cho Việt Nam: Theo Hiệp định TRIPs, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Từ những phân tích về kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong vấn đề luật pháp, quản lý; hiện đại hóa hệ thống khoa học công nghệ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người nắm giữ thương hiệu.
101