WTO VÀ CÁC HIỆP ĐNNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM KÝ KẾT
Trong quá trình tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là mở rộng giao lưu kinh tế, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài luôn yêu cầu Việt Nam tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch trong quá trình phát triển của mình. Nhiều hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập đề cập rất rõ nét nghĩa vụ
công khai minh bạch như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Việt Nam đã trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 và nét
đặc trưng cơ bản nhất thể hiện trong các văn bản và tài liệu chính thức của WTO là sự
thừa nhận ngày càng cao đối với nguyên tắc công khai minh bạch của hệ thống thương mại thế giới.
Nghĩa vụ bảo đảm tính công khai minh bạch trong các quy định của WTO không phải mang tính ngẫu nhiên hay áp đặt, mà nó xuất phát từ nhu cầu “gìn giữ các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản của hệ thống thương mại đa phương” và thúc đNy tự do hoá thương mại nhằm ngăn ngừa các biện pháp tuỳ tiện, không thích hợp được đặt ra trong các chính sách, luật pháp, quy định và các biện pháp hành chính của các quốc gia thành viên.
Với mục tiêu đó, nội dung về minh hoạch hóa trong các hiệp định và thỏa thuận của WTO bao gồm những quy định cơ bản như sau:
Thứ nhất, các quy định về nghĩa vụ yêu cầu các nước thành viên phải đăng tải tất cả các luật, quy định chung trước khi thực thi các luật, quy định chung này.
Thứ hai, các quy định yêu cầu các nước thành viên phải thông báo các chính sách có liên quan đến hoạt động thương mại của mình tới WTO và các nước thành viên;
Thứ ba, các quy định liên quan đến việc thực thi các quy định của nhà nước một cách nhất quán, đồng bộ, công bằng và hợp lý; và các quy định liên quan đến quyền
được yêu cầu xem xét lại các quyết định trước khi thực thi.
Những nội dung này được quy định tại 10 hiệp định khác nhau của WTO như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT, Hiệp định thương mại dịch vụ
GATS, Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, Hiệp định về các biện pháp kỹ thuật, Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và vệ sinh dịch tễ, Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
79 Nội dung cơ bản nhất về minh bạch hóa trong các quy định của WTO được thể
hiện tại Điều X của GATT và Điều III của GATS, theo đó: Điều X của GATS đã định nghĩa chi tiết các quy tắc về “đăng tải và quản lý thực hiện các quy định về thương mại”; GATS cũng đã yêu cầu mọi quốc gia thành viên phải công bố kịp thời “tất cả
các biện pháp áp dụng chung có liên quan” theo quy định của Hiệp định, đồng thời phải xây dựng các đầu mối liên hệ (equiry point) để trả lời các thắc mắc hoặc câu hỏi của các quốc gia thành viên về các thông tin có liên quan; GATT cũng yêu cầu các bên cần quản lý việc thực hiện tất cả các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan một cách đồng bộ, khách quan và hợp lý, cũng như phải duy trì tất cả các cơ chế
giám sát độc lập và phù hợp như cơ chế tố tụng tư pháp, trọng tài hay hành chính nhằm xem xét và điều chỉnh kịp thời các hoạt động hành chính có liên quan tới lĩnh vực thuế quan. Các hiệp định khác của WTO đều sử dụng chung một cách diễn đạt và
đều phản ánh rất rõ ràng yêu cầu then chốt của Điều X, GATT về công bố và quản lý thực hiện các quy định về thương mại.
Tuy nhiên, đối với một số nước gia nhập WTO về sau, các cam kết về các vấn đề
thương mại nói chung cũng như các cam kết về minh bạch hóa nói riêng không chỉ
dừng ở mức các cam kết ở các Hiệp định và thỏa thuận của WTO mà có thể ở mức cao hơn (thường được gọi là “WTO +”). Ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Trung Quốc. Ngoài việc tuân thủ các quy định bình thường của WTO về minh bạch hóa, kể
cả Điều X GATT như bất kỳ nước thành viên nào khác, Trung Quốc còn phải thực hiện một số cam kết bổ sung trong Nghị định thư gia nhập WTO của mình như Trung Quốc phải cung cấp cho các nước thành viên WTO theo yêu cầu tất cả các văn bản luật, quy định dưới luật và các biện pháp khác liên quan hay ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa, dịch vụ, TRIPS hay kiểm soát ngoại hối trước khi các biện pháp này
được thi hành hay thực thi.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng có nhiều điều khoản về minh bạch hóa. Ngoài Chương VI “Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện”, các chương khác của Hiệp định cũng đề cập tới vấn đề minh bạch hóa. Về cơ bản, Hiệp định phản ánh khá đầy đủ các nghĩa vụ về công khai minh bạch
được đề ra trong các Hiệp định và Thoả thuận của WTO. Cụ thể, nội dung chủ yếu về
minh bạch hóa trong Hiệp định bao gồm những yếu tố sau: (i) minh bạch hóa văn bản quy phạm; (ii) cho phép tiếp cận dữ liệu về nền kinh tế quốc dân và từng khu vực kinh tế; (iii) tạo cơ hội đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng các văn bản có tính áp dụng chung; (iv) các văn bản pháp luật đã công bố mới được áp dụng; (v) có tạp chí đăng tải chính thức văn bản; (vi) duy trì cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp; và, (vii) đảm bảo thủ tục cấp phép nhập khNu tự động và không tự động được thực hiện minh bạch.
Tuy nhiên, các quy định của Hiệp định về minh bạch hóa được đánh giá là trực tiếp hơn, và rõ ràng hơn so với các quy định của WTO như trong việc tạo ra diễn đàn
để hai Bên ký kết có thểđóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật, mở rộng cơ hội đóng góp ý kiến cho các công dân hay cá nhân của hai quốc gia ký kết mà không chỉ dừng lại ở cấp Chính phủ.
80