I. HIỆP ĐNNH CHUNG VỀ THƯƠNGMẠI DNCH VỤ (GATS)
4. Nghĩa vụ thành viên trong GATS
Giống như trong GATT, GATS quy định tất cả các thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản bao gồm: đối xử tối huệ quốc (MFN) và yêu cầu về tính minh bạch, tạo cơ sở cho đối xử công bằng và công khai trong thương mại dịch vụ. Những nguyên tắc này áp dụng đối với tất cả các dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định; riêng nguyên tắc đối xử quốc gia không mang tính tựđộng như trong GATT mà chỉ áp dụng khi một nước chấp nhận cam kết này. Đối với quy định về minh bạch bao gồm yêu cầu thành lập một điểm hỏi đáp thông tin để các thành viên có thể liên hệ khi có nhu cầu tiếp cận thông tin về các ngành dịch vụở nước sở tại.
- Quy định trong nước và công nhận lẫn nhau: GATS bao gồm các quy tắc bảo
đảm những ưu đãi của Hiệp định sẽ không bị hệ thống hành chính trong nước gây ảnh hưởng. Các biện pháp hành chính phải được quản lý một cách khách quan. Những quy
định về tiêu chuNn, giấy phép và yêu cầu bằng cấp không làm suy giảm mức cam kết
đã có. Các thành viên phải bảo đảm cơ quan xét xử công bằng để có thể xem xét các quyết định hành chính. Ngoài ra, các thành viên của GATS còn được khuyến khích công nhận hệ thống giáo dục và bằng cấp của các thành viên khác.
- Quy định về cạnh tranh: Hiệp định có quy định ngăn ngừa tình trạng độc quyền, gây phương hại đến mức độ tự do hóa cam kết hoặc do việc sử dụng vị thể
doanh nghiệp độc quyền trên thị trường một cách không phù hợp. Hiệp định cũng khuyến khích các thành viên trao đổi thông tin và kinh nghiệm để giảm thiểu những hành vi bóp méo cạnh tranh.
- Các ngoại lệ: Các nước có quyền đưa ra ngoại lệ về MFN khi tham gia GATS và trên nguyên tắc được duy trì trong vòng 10 năm. Ngoại lệ MFN đủđiều kiện được áp dụng nếu 75% số thành viên tán thành. Tương tự như trường hợp GATT, các thành viên có quyền áp dụng ngoại lệ chung và ngoại lệ vì lý do an ninh. Những ngoại lệ
này quy định rằng một thành viên có quyền đưa ra các biện pháp với mục đích bảo vệ
nền tảng đạo đức hoặc kỷ cương xã hội hoặc bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe cho người, vật nuôi và cây trồng.
- Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển: Điều IV của GATS quy định việc tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi hơn từ thương mại dịch vụ. Đây là điều khoản quan trọng nhất liên quan đến đối xử đặc biệt và đối xử phân biệt đối với các nước đang phát triển của GATS. Các thành viên phải dành những điều kiện thuận lợi cho các nước đnag phát triển tham gia vào thương mại dịch vụ thế giới. Mục tiêu này được thực hiện thông qua sự trợ giúp dành cho các nước đang phát triển, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh các ngành dịch vụ trong nước, cải thiện các kênh phân phối, tăng cường mở cửa thị trường ở
59 - Hỗ trợ kỹ thuật: Hiệp định quy định “Đầu mối liên hệ” (Contact Point) cần hỗ
trợ các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển bằng việc mở rộng các kênh thông tin về công nghệ trong các ngành dịch vụ hiện có, thủ tục đăng ký và công nhận bằng cấp chuyên môn. Hiệp định cũng quy định yêu cầu phải có đánh giá chung và cụ thể theo từng ngành về thương mại dịch vụ, đánh giá này tập trung phân tích trên cấp độ quốc gia hơn là tổng thể. Thực tế, các nước phát triển đã và đang cung cấp cho các nước đang phát triển hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thông qua kênh hợp tác song phương hoặc trong khuôn khổ của OECD, UNCTAD… chứ
không thuộc khuôn khổ của GATS.