TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CỦA HIỆP ĐNNH TRIMs

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 81)

Hiệp định TRIMs quy định rằng việc đánh giá Hiệp định cần được bắt đầu không chậm hơn năm năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Việc đánh giá đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng Thương mại hàng hóa của WTO kể từ năm 2000 nhưng đến nay vẫn chưa có một đánh giá đầy đủ về tác động của Hiệp định TRIMs

đối với nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việc áp dụng các biện pháp của Hiệp định TRIMs hiệu quả như thế nào phụ

thuộc rất lớn với môi trường chính trị của một nước và quy mô của nước đó. Nếu những biện pháp này được áp dụng trong một môi trường cạnh tranh giữa các nhà thầy phụ trong nước và các công ty này đều đồng thời nâng cấp công nghệ và kỹ năng, thì các biện pháp đó được sử dụng đằng sau những hàng rào nhập khNu cao (thực tế

thường xảy ra), thì sẽ dẫn đến một nguy cơ lớn hơn, hỗ trợ cho các cơ cấu thầu khoán phụ không hiệu quả và tạo ra những hậu quả xấu đối với phúc lợi xã hội. Các nước lớn có thể có điều kiện tốt hơn để áp dụng một số biện pháp mà không bị mất đầu tư, và không phải giảm bớt những tác động quy mô mong muốn trong sản xuất.

72 Trong bối cảnh hiện nay, Hiệp định TRIMs không phải là hiệp định quốc tế duy nhất điều chỉnh các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Sự phát triển của các hiệp định đầu tư song phương (hơn 2.000 hiệp định), các hiệp định thương mại tự do song phương và các thỏa thuận khu vực làm hạn chế việc sử dụng các biện pháp đầu tư trên quy mô rộng và đôi khi bao hàm cả thương mại dịch vụ. Hơn nữa, những yêu cầu xuất khNu liên quan đến trợ cấp cũng được hạn chế trong khuôn khổ Hiệp định về

trợ cấp của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Như vậy, Hiệp định TRIMs đã đạt được mục tiêu làm rõ những hạn chếđối với sử dụng những biện pháp nhất định có thể bóp méo hoặc làm cản trở thương mại quốc tế. Một số ít các nước đang phát triển đã thông báo các biện pháp, chủ yếu dưới hình thức yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành xe cơ giới. Trong một số trường hợp, các nước thông báo không thể loại bỏ những biện pháp cấm trong thời hạn quy định nhưng xin gia hạn giai đoạn chuyển tiếp. Trên thực tế Hiệp định TRIMs còn tồn tại nhiều hạn chế nên khó có thể đánh giá tác động của Hiệp định đối với các đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng về mặt thương mại, tăng trưởng, giảm nghèo…

Đối với Việt Nam, trong khuôn khổđàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hóa chính sách về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại,

đồng thời hoàn thành Thông báo và Chương trình hành động thực hiện Hiệp định TRIMs. Theo đó, Việt Nam cam kết loại bỏ hoàn tòan các biện pháp không phù hợp với Hiệp định TRIMs ngay tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, Việt Nam

đã cam kết loại bỏ các biện pháp như là điều kiện để cấp phép đầu tư hay là điều kiện

để cấp ưu đãi đầu tư sau đây:

- Yêu cầu về nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các mặt hàng cơ khí, điện – điện tử;

- Cấp ưu đãi về thuế nhập khNu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện – điện tử và phụ tùng ô tô;

- Yêu cầu về đầu tư phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước

đối với các dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phNm: sữa, dầu thực vật, mía

đường, gỗ.

Như vậy, Hiệp định TRIMS cấm các nước thành viên WTO ban hành hoặc thực thi các biện pháp vi phạm nguyên tắc của WTO (nêu trong Hiệp định chung về thuế

quan và thương mại GATT 1994) sau đây: Đối xử quốc gia và Các hạn chế số lượng xuất khNu, nhập khNu trong WTO.

III. CÁC RÀO CẢN VÀ CẢN TRỞ KINHT TẾ ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHẢI TUÂN THỦ THEO CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO VÀ CÁC HIỆP

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP (Trang 81)