TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INTERNET CHO HOẠT ĐỘNG –

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 64)

marketing.

Thị trường Internet của Việt Nam luôn được đánh giá là nhiều tiềm năng cho các nhà làm tiếp thị. Số lượng người sử dụng Internet tăng đều qua các năm và những xu hướng quảng cáo mới là những yếu tố thúc đẩy hoạt động e – Marketing thông qua web 2.0 và mạng xã hội tại Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Từ năm 2000, số lượng người sử dụng Internet đã nhân lên khoảng 120 lần. Cách đây 10 năm, tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia Châu Á khác. Hiện tại, Việt Nam đã bắt kịp mức độ sử dụng Internet với dân số sử dụng Internet lên tới 30,6 triệu người (Báo cáo Net citizens của Cimigo năm 2011).

Hình 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng số lượng người sử dụng Internet ở một số nước Châu Á giai đoạn 2000 – 2010.

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng và phát triển Internet Việt Nam năm 2011 của Cimigo

Cũng theo Báo cáo Netcitizens của Cimigo thực hiện năm 2011, mức độ sử dụng mạng xã hội và blog của hơn 3000 đối tượng khảo sát tại các thành phố lớn đang tăng lên qua các năm. Mức độ sử dụng hàng ngày cao nhất đối với mạng xã hội (15%), trong khi diễn đàn và blog được sử dụng thường xuyên ở mức độ hàng tuần. Mức độ sử dụng blog chỉ giảm nhẹ sau năm 2009 do tác động của việc Yahoo

3600 đóng cửa còn chủ yếu vẫn ổn định qua các năm 2007 – 2010.

Hình 3.2: Mức độ sử dụng blog và mạng xã hội qua các năm 2007 – 2010

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng và phát triển Internet Việt Nam năm 2011 của Cimigo

Với sự tăng trưởng của tỷ lệ người đang sử dụng Internet tại Việt Nam, số lượng người sử dụng blog và mạng xã hội đang tăng mạnh mẽ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sử dụng phương thức quảng cáo qua mạng xã hội để tiếp cận với lượng khách hàng đông đảo này.

3.1.2 Định hướng phát triển TMĐT của Chính phủ

Cùng với sự hỗ trợ từ phía các Cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và tuyên truyền về TMĐT, hoạt động kinh doanh trên mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn. Cụ thể, trong Quyết định số 1073/QĐ – TTG ngày 12 tháng 7 năm 2010 về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 đã đề ra những mục tiêu phát triển TMĐT trong giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu tổng quát là: “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với định hướng trên, bản kế hoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử cho từng doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa như sau:

điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng; 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử với mục đích giới thiệu và quảng bá sản phẩm; 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử”.

Bản kế hoạch cũng đặc biệt đề ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử thông qua việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của TMĐT và đẩy mạnh hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT. Như vậy, không chỉ có nền tảng về cơ sở hạ tầng CNTT được đầu tư phát triển, nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động TMĐT cũng sẽ gia tăng trong thời gian tới. Với định hướng phát triển công nghệ thông tin và những mục tiêu cụ thể về TMĐT của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai các hoạt động e – marketing nói chung và hoạt động e – marketing qua mạng xã hội của doanh nghiệp nói riêng.

3.1.3 Xu hướng phát triển của quảng cáo trực tuyến

Với sự bùng nổ của các mạng xã hội, xu hướng tiếp thị trực tuyến đang dần dần thay đổi từ quảng cáo hiển thị đơn thuần sang các hình thức quảng cáo có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn. Những công cụ của web 2.0 và mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp trong việc dễ dàng thu thập và phản hồi các ý kiến, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời những công cụ này còn hỗ trợ cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp như ghiên cứu khách hàng, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, trong tình hình kinh tế khó khăn, ngân sách Marketing bị cắt giảm cũng là một yếu tố tác động đến việc lựa chọn các kênh tiếp

thị của người làm marketing. Xu hướng lựa chọn các hình thức quảng cáo đo lường được chính xác hiệu quả bằng click hay lượt hiển thị đang dần dần thay thế hình thức quảng cáo banner theo thời gian hiện nay. Một trong các hình thức tiếp thị đáp ứng được yêu cầu đó là quảng cáo bằng các công cụ tìm kiếm như tìm kiếm theo từ khóa, ngữ cảnh, video…Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng website của mình và tạo lập được một cộng đồng mạng xã hội vững mạnh để dễ dàng nắm bắt được những xu hướng mới này nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w