Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và đặc biệt là sự tiến hóa của thế hệ web 1.0 lên thế hệ web 2.0 cùng với điểm nhấn là tính cộng đồng và ưu thế về công nghệ đã đem lại cho thế giới mạng những thay đổi lớn. Điển hình là sự ra đời của mạng xã hội và những ảnh hưởng của nó tới cộng đồng ảo. Làn sóng mạng xã hội lan tỏa tới Việt Nam và tạo nên một sự thay đổi rất lớn tới sự liên kết giữa các thành viên trong thế giới mạng. Sau sự thành công của blog Yahoo 3600 rất nhiều mạng xã hội thuần Việt mới ra đời đã làm tăng sức nóng của cuộc cạnh tranh giữa mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài. Tuy có nhiều cố gắng trong việc xây dựng mạng xã hội cho người Việt, nhưng những hạn chế về công nghệ, chiến lược kinh doanh đã làm giảm sức cạnh tranh của mạng xã hội thuần Việt với mạng xã hội nước ngoài. Nhưng tất cả mới chỉ là ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển mạng xã hội tại Việt Nam, dự báo trong thời gian tới, khi xảy ra sự cạnh tranh gay gắt với các mạng nước ngoài và giữa các mạng trong nước với nhau, nhiều hình thức liên kết kinh doanh của mạng xã hội ra đời, thị trường mạng xã hội Việt Nam chắc chắn sẽ còn phát triển xa hơn nữa.
Việc bùng nổ các mạng xã hội đã tạo nên một phương thức tiếp cận khách hàng mới, và nhiều phương thức kinh doanh, tiếp thị trên mạng đã bước đầu phát triển. Chủ yếu các doanh nghiệp khi sử dụng mạng xã hội điều hướng tới việc quảng bá sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thông qua các hình thức như lập Fanpage, lập trang Facebook, blog…doanh nghiệp đã có thêm công cụ để chăm sóc lượng khách hàng hiện có và đồng thời cũng tiếp cận với lượng khách hàng mới (chính từ nguồn bạn bè trong mối liên kết với khách hàng của doanh nghiệp). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thêm một kênh truyền thông xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Việc lập nên những trang Facebook, hay blog với những giao diện thiết kế đẹp mắt giúp doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp không thua kém những website được thiết kế công phu khác.
khách hàng của mình, thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng trực tuyến. Một số những doanh nghiệp lớn đã thu được những hiệu quả marketing rõ rệt khi sử dụng mạng xã hội Facebook như Viettel, VietNam Airlines, Sunsilk Viet Nam. Đối vớ những doanh nghiệp nhỏ, tuy chưa có những thống kê cụ thể, nhưng việc tiếp cận với mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng đang bước đầu được triển khai. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng mạng xã hội và công cụ web 2.0 vào hoạt động e – marketing của doanh nghiệp
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Việc triển khai hoạt động e – marketing qua mạng xã hội và công cụ web 2.0 tại Việt Nam mới chỉ ở bước khởi đầu nên tồn tại rất nhiều hạn chế. Những khó khăn này bắt đầu từ nhận thức của doanh nghiệp, việc đầu tư vào nguồn nhân lực và chiến lược e – marketing chuyên nghiệp cùng với việc thiếu một cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan tới mạng xã hội. Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của mạng xã hội trong ứng dụng cho hoạt động marketing điện tử còn thấp dẫn tới ngân sách chi dùng cho hoạt động marketing điện tử chỉ tập trung cho các hình thức phổ biến như quảng cáo như quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm, quảng cáo thông qua website, quảng cáo qua thư điện tử, quảng cáo trực tuyến. (Theo Báo cáo TMĐT VN 2010, quảng cáo trực tuyến là hình thức được các doanh nghiệp ưa chuộng hơn với khoảng 71,5% doanh thu, quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm chiếm 28.5% trong tổng doanh thu quảng cáo trên Internet tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010). Chính từ việc không đầu tư cho hoạt động này, doanh nghiệp hầu như không xây dựng cho mình một nguồn nhân lực chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động e – marketing qua mạng xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế việc triển khai hoạt động e – marketing qua mạng xã hội tại doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa là do đối tượng sử dụng mạng xã hội chủ yếu nằm trong độ tuổi 15 – 24, tập trung chủ yếu là học sinh, sinh viên chưa phải là nhóm khách hàng mục tiêu để doanh nghiệp tập trung tiếp thị. Chính vì vậy, tuy trên phương diện số liệu thống kê số người sử dụng các mạng xã hội thuần Việt khá đông như Zing Me hay như trang mạng Facebook thì vẫn chưa phải là sự lựa chọn ưu tiên của doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động marketing điện tử.
quảng cáo trên các trang mạng xã hội, lập ra một trang Facebook của doanh nghiệp nhưng chưa có sự “chăm chút” kỹ càng về nội dung. Những hoạt động khách như phát triển mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng còn khá mờ nhạt… Rất nhiều doanh nghiệp lớn như Baomoi.com, Vietnamnet…mới chỉ thuê một vài chuyên gia marketing trực tuyến có kinh nghiệm để lập và quản lý trang mạng xã hội của doanh nghiêp mình. Chính vì vậy, những trang mạng ở hầu hết các doanh nghiệp chưa có sự tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, chưa có nhiều hình thức để giao lưu, trao đổi với khách hàng của mình. Doanh nghiệp không thể hy vọng rằng với sự đầu tư sơ sài như vậy có thể đem lại một hiệu ứng thực sự trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp như nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng cường mối quan hệ với các khách hàng trung thành.
Mặc dù thị trường mạng xã hội Việt Nam còn chưa hoàn thiện, tất cả mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Nhà nước chưa có một khuôn khổ pháp lý quy định chi tiết về hoạt động ứng dụng mạng xã hội. Nhưng nếu các doanh nghiệp không nhận thấy được lợi ích marketing từ mạng xã hội như mở rộng thương hiệu, phát triển mối quan hệ khách hàng, mở ra nhiều khả năng tương tác khách hàng… thì các doanh nghiệp sẽ không có những bước chuẩn bị về nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ. Kết quả là các doanh nghiệp không thể nắm bắt được cơ hội tiếp thị từ xu hướng phát triển mới này để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, chương III của khóa luận xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động marketing qua mạng xã hội và nền tảng web 2.0.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Triển vọng phát triển của e – Maketing thông qua web 2.0 và mạng
xã hội tại Việt Nam
3.1.1 Tiềm năng phát triển thị trường Internet cho hoạt động e – marketing.marketing.marketing. marketing.
Thị trường Internet của Việt Nam luôn được đánh giá là nhiều tiềm năng cho các nhà làm tiếp thị. Số lượng người sử dụng Internet tăng đều qua các năm và những xu hướng quảng cáo mới là những yếu tố thúc đẩy hoạt động e – Marketing thông qua web 2.0 và mạng xã hội tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Từ năm 2000, số lượng người sử dụng Internet đã nhân lên khoảng 120 lần. Cách đây 10 năm, tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia Châu Á khác. Hiện tại, Việt Nam đã bắt kịp mức độ sử dụng Internet với dân số sử dụng Internet lên tới 30,6 triệu người (Báo cáo Net citizens của Cimigo năm 2011).
Hình 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng số lượng người sử dụng Internet ở một số nước Châu Á giai đoạn 2000 – 2010.
Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng và phát triển Internet Việt Nam năm 2011 của Cimigo
Cũng theo Báo cáo Netcitizens của Cimigo thực hiện năm 2011, mức độ sử dụng mạng xã hội và blog của hơn 3000 đối tượng khảo sát tại các thành phố lớn đang tăng lên qua các năm. Mức độ sử dụng hàng ngày cao nhất đối với mạng xã hội (15%), trong khi diễn đàn và blog được sử dụng thường xuyên ở mức độ hàng tuần. Mức độ sử dụng blog chỉ giảm nhẹ sau năm 2009 do tác động của việc Yahoo
3600 đóng cửa còn chủ yếu vẫn ổn định qua các năm 2007 – 2010.
Hình 3.2: Mức độ sử dụng blog và mạng xã hội qua các năm 2007 – 2010
Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng và phát triển Internet Việt Nam năm 2011 của Cimigo
Với sự tăng trưởng của tỷ lệ người đang sử dụng Internet tại Việt Nam, số lượng người sử dụng blog và mạng xã hội đang tăng mạnh mẽ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sử dụng phương thức quảng cáo qua mạng xã hội để tiếp cận với lượng khách hàng đông đảo này.
3.1.2 Định hướng phát triển TMĐT của Chính phủ
Cùng với sự hỗ trợ từ phía các Cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và tuyên truyền về TMĐT, hoạt động kinh doanh trên mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn. Cụ thể, trong Quyết định số 1073/QĐ – TTG ngày 12 tháng 7 năm 2010 về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 đã đề ra những mục tiêu phát triển TMĐT trong giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu tổng quát là: “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với định hướng trên, bản kế hoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử cho từng doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa như sau:
điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng; 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử với mục đích giới thiệu và quảng bá sản phẩm; 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử”.
Bản kế hoạch cũng đặc biệt đề ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử thông qua việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của TMĐT và đẩy mạnh hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT. Như vậy, không chỉ có nền tảng về cơ sở hạ tầng CNTT được đầu tư phát triển, nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động TMĐT cũng sẽ gia tăng trong thời gian tới. Với định hướng phát triển công nghệ thông tin và những mục tiêu cụ thể về TMĐT của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai các hoạt động e – marketing nói chung và hoạt động e – marketing qua mạng xã hội của doanh nghiệp nói riêng.
3.1.3 Xu hướng phát triển của quảng cáo trực tuyến
Với sự bùng nổ của các mạng xã hội, xu hướng tiếp thị trực tuyến đang dần dần thay đổi từ quảng cáo hiển thị đơn thuần sang các hình thức quảng cáo có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn. Những công cụ của web 2.0 và mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp trong việc dễ dàng thu thập và phản hồi các ý kiến, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời những công cụ này còn hỗ trợ cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp như ghiên cứu khách hàng, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, trong tình hình kinh tế khó khăn, ngân sách Marketing bị cắt giảm cũng là một yếu tố tác động đến việc lựa chọn các kênh tiếp
thị của người làm marketing. Xu hướng lựa chọn các hình thức quảng cáo đo lường được chính xác hiệu quả bằng click hay lượt hiển thị đang dần dần thay thế hình thức quảng cáo banner theo thời gian hiện nay. Một trong các hình thức tiếp thị đáp ứng được yêu cầu đó là quảng cáo bằng các công cụ tìm kiếm như tìm kiếm theo từ khóa, ngữ cảnh, video…Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng website của mình và tạo lập được một cộng đồng mạng xã hội vững mạnh để dễ dàng nắm bắt được những xu hướng mới này nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động E- Marketing qua mạng xã hội trên nền tảng web 2.0 cho DN Việt Namxã hội trên nền tảng web 2.0 cho DN Việt Namxã hội trên nền tảng web 2.0 cho DN Việt Nam xã hội trên nền tảng web 2.0 cho DN Việt Nam
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mạng xã hội trong doanh nghiệp
Với nhiều tiền đề thuận lợi để phát triển, nhưng hoạt động e – Marketing thông qua mạng xã hội vẫn chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Nguyên nhân của mọi vấn đề vẫn là nhận thức của doanh nghiệp với kênh truyền thông mới mẻ này.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp biết đến mạng xã hôi và các tác dụng to lớn của mạng xã hội còn chưa nhiều. Khi nhắc tới quảng cáo trực tuyến, nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ suy nghĩ về việc tăng hiệu quả quảng cáo thông qua việc chọn vị trí quảng cáo đẹp trên trang chủ, hay việc tiếp cận càng nhiều lượt người xem càng tốt. Các doanh nghiệp cần phải hiểu được bản chất về sự khác biệt nổi trội của Internet so với kênh truyền thông truyền thống như báo, tivi đó là tính tương tác cao với nhóm khách hàng mục tiêu. Nhưng để tạo ra điều đó đòi hỏi các nhà làm tiếp thị của doanh nghiệp phải thật sự am hiểu về các công cụ thực hiện cũng như đo lường hiệu quả một chiến dịch marketing trực tuyến. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các công cụ mới này đối với các doanh nghiệp còn mới ở giai đoạn đầu, mới dừng ở mức độ tìm tòi, thử nghiệm cái mới. Các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư nghiêm túc trong việc ứng dụng các công cụ làm sao để đạt hiệu quả cao trong Marketing.
Nhiều doanh nghiệp vẫn coi Internet là một phần bổ trợ cho chiến dịch marketing nên hiện nay, phần lớn ngân sách cho các chiến dịch vẫn phân bổ cho quảng cáo tivi, báo in và quan hệ công chúng. Chỉ có một số nhãn hàng dành ngân
sách quảng cáo cho việc thử nghiệm quảng cáo trực tuyến còn phần chính yếu vẫn dành cho các kênh truyền thống. Sự đầu tư kiêm tốn này chưa đủ để tạo ra những bước tăng trưởng đột phá trong doanh thu từ quảng cáo. Doanh nghiệp không thể hy vọng chỉ với vài banner quảng cáo đặt trên trang báo điện tử, hay gửi vài ngàn email là có thể tạo ra hành vi mua hàng hay độ phủ thương hiện cao. Để khai thác hiệu quả marketing trực tuyến nói chung và marketing sử dụng các công cụ của web 2.0 và mạng xã hội nói riêng, các doanh nghiệp cần phải thay đổi cái nhìn đối với kênh