THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG E MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CỤ WEB 2.0 TẠI VN

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 51)

2.0 tại VN

2.2.2.1 Điều kiện triển khai các hoạt động e – marketing trong doanh nghiệp

Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT cũng như mức độ sẵn sàng cho các hoạt động marketing điện tử được xem xét trên các tiêu chí về cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động marketing điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ, tình hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động TMĐT và e – marketing,

a. Cơ sở pháp lý

Tới năm 2010, khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam đã tương đối được hoàn thiện, với nền tảng chính là những văn bản pháp luật thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn khác cũng đã tạo nên một khung pháp lý thuận lợi cho việc triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ ứng dụng TMĐT. Các văn bản này tập trung hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử trong những lĩnh vực như thương mại, tài chính ngân hàng và một số quy định về môi trường và hạ tầng cơ sở cho giao dịch điện tử trong toàn xã hội.

Bảng 2.1: Khung pháp lý cơ bản cho giao dịch TMĐT tại Việt Nam

Nguồn: Báo cáo TMĐT 2010

Trong hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội khóa X. Pháp lệnh này được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức và cá nhân trong hoạt động quảng cáo. Một số văn bản quan trọng khác quy định về lĩnh vực quảng cáo là Nghị định số 24/2003/NĐ – CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo; Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 24/2003/NĐ-CP. Ngoài ra còn có Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ban hành ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin về quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trong thông tin điện tử lên Internet và Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

Ngoài những văn bản thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin cùng với Pháp lệnh về Quảng cáo, chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật như Thông tư 14/2010/TT – BTTTT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản

lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Tuy nhiên thông tư này chỉ có quy định riêng tại Điều 7 về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khoản 2 Điều 11 về chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Các văn bản này đều không có quy định cụ thể về chế tài đối với việc vi phạm các quy định khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Đây là điểm thiếu sót trong việc ban hành các quy định về mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay. Trong giai đoạn mạng xã hội còn đang trên đà phát triển, tiềm ẩn nhiều nhược điểm (sự phát triển mang tính trào lưu, sự khó khăn trong việc kiểm soát thông tin lan truyền trong cộng động mạng) thì rất cần đến một sự quản lý kiểm soát từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tạo một môi trường mạng xã hội lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

b. Cơ sở hạ tầng công nghệ

Để tạo điều kiện ứng dụng TMĐT nói chung và thực hiện các hoạt động Marketing điện tử nói riêng, việc trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ như vấn đề kết nối Internet, trang bị máy tính cho doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Trong năm 2010, việc chuẩn bị nền tảng cơ sở hạ tầng này có xu hướng gia tăng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Về trang bị máy tính

Theo báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2010, việc đầu tư và sử dụng máy tính đã trở nên phổ biến trong doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp trong 3.400 doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính đạt 100%. Điều đáng chú ý là, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp ở các địa phương khác cũng đã quan tâm tới việc vận dụng máy tính như một cơ sở hạ tầng không thể thiếu cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Hình 2.8: Số lượng máy tính trong doanh nghiệp theo địa bàn hoạt động

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2010

Theo địa bàn hoạt động, có tới 80% doanh nghiệp tại các địa phương khác có từ 1 – 10 máy tính. Trong khi đó tỷ lệ này tương ứng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 36% và 30%.

Năm 2010, tỷ lệ máy tính trung bình trong mỗi doanh nghiệp là 17,8 máy tính/doanh nghiệp.Tỷ lệ này tương đối thấp so với trung bình của năm 2009 (25,8 máy tính/doanh nghiệp). Tỷ lệ số nhân viên trong mỗi doanh nghiệp trên một máy tính là 6,4, có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 là 8,2, năm 2008 là 10). Điều này cho thấy xu hướng tăng hàm lượng lao động tri thức trong doanh nghiệp, với số lượng nhân công sử dụng máy tính phục vụ cho công việc ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ lệ máy tính trung bình thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn với 13% so với 75%. Tuy nhiên, mức độ phổ cập máy tính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại cao hơn với 5,3 nhân viên/máy tính so với 21,1 nhân viên/máy tính. Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn phần đông vẫn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất, gia công với trình độ vi tính hóa chưa cao. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã chủ động trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về Internet

Báo cáo TMĐT VN 2010 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp kết nối Internet trên cả nước đạt 98%. Trong đó, 100% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã kết nối Internet. Còn các địa phương khác tỷ lệ này là 95%

Hình 2.9: Tỷ lệ kết nối Internet theo địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo TMĐT VN năm 2010

Hình thức này truy cập Internet phổ biến nhất vẫn là ADSL, với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng trên cả nước vẫn là 89%. Hình thức kết nối Internet sử dụng đường truyền riêng ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng với tỷ lệ tương ứng là 8% doanh nghiệp Hà Nội và 12% doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mới chỉ có 3% doanh nghiệp tại các địa phương khác sử dụng hình thức này. Hình thức quay số hiện vẫn được một số ít doanh nghiệp tại Hà nội (2%) và tại các địa phương khác (4%) sử dụng.

Về quy mô, 100% doanh nghiệp có quy mô lớn đã kết nối Internet, trong đó 15% sử dụng đường truyền riêng. Trong khi đó, vẫn còn 2% các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn chưa kết nối Internet. Tỷ lệ sử dụng các hình thức ADSL, quay số và đường truyền riêng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng là 89%, 2% và 7%.

Những con số thống kê về tỷ lệ doanh nghiệp trang bị máy tính, tỷ lệ nhân viên trên một máy tính và số doanh nghiệp kết nối Internet cả về quy mô lẫn hình thức cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp. Điều này tạo một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động Marketing điện tử.

Để ứng dụng TMĐT nói chung và thực hiện các biện pháp Marketing điện tử trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp nói riêng, vấn đề mấu chốt không nằm ở việc trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật mà phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của độ ngũ cán bộ. Báo cáo TMĐT VN năm 2010 cho thấy các tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 18%, đối với doanh nghiệp lớn là 55% trong tổng số 3400 doanh nghiệp có phiếu khảo sát hợp lệ. Theo lĩnh vực hoạt động, hai lĩnh vực mà tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT cao nhất (cùng đạt 38%) là lĩnh vực Tài chính và lĩnh vực CNTT, TMĐT. Các lĩnh vực khác có tỷ lệ nằm trong khoảng 18% - 21%. Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, vận tải có cán bộ chuyên trách TMĐT là 12% thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực.

Hình 2.10: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT theo lĩnh vực doanh nghiệp năm 2010

Nguồn: Báo Cáo TMĐT VN năm 2010

Như vậy, việc đầu tư nguồn nhân lực cho các hoạt động TMĐT của doanh nghiệp còn thấp. Đối với những ngành như dịch vụ, thương mại , bán buôn, bán lẻ cũng chỉ đạt 18% - 19%, điều này sẽ làm hạn chế việc triển khai các hoạt động marketing điện tử trong doanh nghiệp các lĩnh vực này. Theo những số liệu khảo sát về người tiêu dùng trong Báo cáo TMĐT VN năm 2010 đã phản ánh mục đích khi chủ yếu khi truy cập Internet là tìm kiếm thông tin và giải trí chiếm tới 86% - 87%. Như vậy, đây là cơ hôi thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động Marketing điện tử, nhất là đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, bán buôn bán lẻ, nghệ thuật vui chơi giải trí. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chuyên trách

về TMĐT ở những lĩnh vực này lại thấp phản ánh doanh nghiệp còn thiếu đầu tư để khai thác được lợi ích của việc sử dụng TMĐT để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2.2 Tình hình ứng dụng e – marketing qua mạng xã hội và công cụ web 2.0

Hiện nay, tình hình ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động e – marketing tại Việt Nam vẫn là một hoạt động khá mới mẻ, chiếm thị phần khá nhỏ tại thị trường Việt Nam. Vinalink – công ty chuyên về dịch vụ khảo sát marketing trực tuyến- đã đưa ra Báo cáo về mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2011, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook, 0,07% sử dụng mạng chia sẻ video Youtube, 0,2% sử dụng LinkedIn, Twitter và các mạng XH Việt Nam khác cho hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động Marketing qua mạng xã hội, các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, hình ảnh công ty và các hoạt động về dịch vụ khách hàng.

Về hoạt động quảng cáo

Mở đầu việc ứng dụng mạng xã hội và công cụ web 2.0 trong quảng cáo tương tác của doanh nghiệp là sự xuất hiện của blog. Blog được biết đến với doanh nghiệp với lợi thế về sử miễn phí trong quá trình tạo lập và sử dụng, việc xây dựng và cập nhật thông tin dễ dàng. Blog cũng là một công cụ truyền thông khá hiệu quả bởi mang tính tương tác tự nhiên, dễ dàng tiếp cận và gây cảm tình của người tiêu dùng, nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và suy nghĩ của họ. Vì vậy, đây là một kênh truyền thông hiệu quả để tương tác với khách hàng. Đầu tháng 10/2008, sơn Dulux là một trong những thương hiệu đầu tiên ở Việt Nam lập blog quảng bá cho chiến dịch marketing với thông điệp “Tôi yêu nhà tôi” (http://360.yahoo.com/toi_yeu_nha_toi). Nhãn hàng chọn blog vì công cụ này cho phép thương hiệu dễ dàng tương tác với khách hàng, cho họ cơ hội, suy nghĩ về ngôi nhà của mình, qua đó làm tăng độ nhận biết thương hiệu. Hai tháng sau ngày khai trương, blog đã có 213 bài viết, danh sách “khách hàng thân thiết” của blog là 283 người, lượt người xem tính đến nay là 75.367 với 1.052 lời bình. Không chỉ đạt được mục đích là quảng bá cho chiến dịch marketing, nhãn hàng Dulux còn thành công trong việc mở rộng đối tượng khách hàng. Bởi lẽ, đối tượng sử dụng blog chủ yếu là người trẻ tuổi nên nhãn hàng này đã tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Sau sự phát triển của blog vào thời điểm mạng xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một số công ty cũng đã tiếp cận ứng dụng này để tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình. Thông thường, phương thức các công ty hay sử dụng đó là tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ để quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ quảng bá thông qua mạng xã hội không thôi thì chưa thể tạo được một hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Việc tích hợp mô hình quảng cáo qua mạng xã hội với chiến lược e – marketing luôn là một sự lựa chọn tốt hơn đối với hầu hết những công ty có sự đầu tư kỹ càng cho hoạt động marketing. Thông thường khi công ty chuẩn bị cho một chiến dịch quảng bá cho sản phẩm, các công ty đều sử dụng các công cụ như microsite (tiểu website) đề tập trung truyền đạt những thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi; Các diễn đàn nơi các thành viên tham gia có thể bàn bạc và trao đổi về cuộc thi; Đặt các banner quảng cáo, viết bài trên các trang web uy nhiều người truy cập, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu; Cập nhật thông tin trên trang Facebook của hãng hoặc các trang mạng xã hội khác; Quảng bá trên tivi, báo đài và các phương tiện truyền thông truyền thống khác. Trong một chiến lược marketing tổng thể như thế này, vai trò của mạng xã hội khá quan trọng bởi ưu điểm về tính lan truyền và tương tác hiệu quả đối với khách hàng của doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình cho chiến lược marketing như vậy là chiến dịch quảng cáo cho nhãn hàng sunsilk của unilever VietNam. Chiến dịch này có slogan là “Sống là không chờ đợi”. Đối tượng khách hàng mục tiêu là nữ giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi. Sunsilk đã chọn gương mặt biểu tượng tại Việt Nam là ca sĩ/ diễn viên/ người mẫu Hồ Ngọc Hà. Sử dụng một ứng dụng có tên gọi là “Iconise Me”, người sử dụng tải của khuôn mặt của họ lên trang ứng dụng, sau đó, ứng dụng này sẽ tự chuyển hóa thành những hình ảnh minh họa. Tại đây, người dùng có thể lựa chọn kiểu tóc bất kỳ của mình, thể hiện triết lý sống là không chờ đợi. Những bức ảnh này sẽ được lưu trong một phòng trưng bày trực tuyến trên trang web, và cũng có thể link tới trang thứ 3 như banner quảng cáo để thu hút sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng. Những kênh truyền thông được lựa chọn để quảng bá tập trung chủ yếu là các trang báo điện tử, các trang web âm nhạc, các trang mạng xã hội dành cho giới trẻ, bao gồm: kenh14.vn, mp3.zing.vn, vnexpress.net…Qua 8 tuần đầu, 8 cô

gái được chọn lựa sẽ tới chặng cuối cùng ở thành phố Hồ Chí Minh để quay một video của riêng mình để hoàn thành câu chuyện của họ. Lúc này, sự tham gia của các yếu tố truyền thông trên radio, truyền hình, mạng xã hội, blog sẽ có tác dụng là một kênh thông tin trực tiếp những diễn biến của câu chuyện tới fan hâm mộ theo thời gian thực. Người thắng chung cuộc (được chọn bởi Sunsilk và chính sự bỏ phiếu của người hâm mộ) sẽ là người được tham gia chương trình PR cùng Hồ Ngọc Hà. Kết quả là hơn 1.4 triệu lượt xem tại website trong thời gian diễn ra chiến dịch. Hơn 4.000 người đăng kí tham gia làm biểu tượng (icon). Số lượng người hâm mộ đã bình chọn cho quán quân vòng chung kết lên tới 9.500 người. Đây là một

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 51)