TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 80)

Đo lường đánh giá hiệu quả sử dụng là bước cuối cùng trong việc xây dựng một chiến lược Marketing điện tử. Doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá hiệu quả của quảng cáo và đánh giá tổng thể hiệu quả của một chiến dịch Marketing điện tử theo như mục tiêu đã vạch sẵn.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo

Đối với việc đánh giá hiệu quả quảng cáo, doanh nghiệp có thể xác định thông qua các chỉ số:

- Chỉ số CPM (Cost Per Thousand) dựa trên số lượt xem, nhận định sự quan tâm của khách hàng tới quảng cáo.

- Chỉ số CPC (Cost Per Click) chỉ tính tiền khi người dùng nhấp chuột vào mẩu biểu quảng cáo.

- Chỉ số CPE (Cost Per Engagement) đánh giá mức độ hưởng ứng của khách hàng khi khách hàng quan tâm chú ý đến thương hiệu hơn (biểu hiện qua việc khách

hàng tham gia chơi trò chơi, tham gia bình luận, xem hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đăng kí nhận khuyến mãi của sản phẩm…)

- Chỉ số CPA (Cost Per Acquisition/Lead) đối với nhưng giao dịch thành công. Việc đánh giá các chỉ số sẽ cho phép các nhà làm marketing biết được mức độ ảnh hưởng tới hành vi khách hàng của quảng cáo từ đó điều chỉnh lại các công cụ quảng cáo thực hiện để đạt được mục tiêu marketing đề ra.

Đánh giá tổng thể chiến dịch marketing

Đối với việc đánh giá tổng thể chiến dịch marketing, doanh nghiệp có thể kiểm tra mức độ sinh lời và định kỳ phân tích lợi nhuận thực tế theo các loại sản phẩm, nhóm người tiêu dùng, theo các kênh tiêu thụ và theo khối lượng đơn hàng nhằm xác định doanh nghiệp nhên điều chỉnh hoạt động marketing như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra, công ty cũng có thể nghiên cứu hiệu quả của marketing để tìm hiểu xem có thể nâng cao hiệu quả của các biện pháp marketing bằng cách thức nào. Thông thường cũng có thể sử dụng chỉ tiêu ROI là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời trên vốn đầu tư để xác định hiệu quả của biện pháp marketing.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức :

ROI = (lãi ròng/ doanh số thực hiện) * (doanh số thực hiện/ vốn đầu tư)

So sánh giữa ROI kế hoạch và ROI thực hiện hoặc giữa ROI thực hiện với ROI đầu kỳ sẽ biết xu hướng và khả năng sinh lời của công ty giữa thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch, hoặc qua các thời kỳ.

Việc đo lường hiệu quả marketing theo chỉ số ROI giống như gắn các chi phí marketing với các thước đo tài chính, chẳng hạn như những khoản thu hồi từ vốn đầu tư. Nhưng việc tập trung vào và đo lường hiệu quả marketing bao gồm việc tạo ra các mục tiêu có thể định lượng được (những mục tiêu cao hơn việc chỉ thu hồi vốn đầu tư), đo lường quy trình đằng sau những phản hồi của khách hàng, đo lường kết quả marketing, đo lường hiệu quả triển khai các chương trình và chiến lược marketing của doanh nghiệp thì có ý nghĩa rộng hơn chỉ số ROI. Bởi hiệu quả Marketing chính là việc kết hợp chiến lược marketing với chiến lược của công ty để tăng doanh thu và sau đó là tăng lợi nhuận. Cùng với đánh giá hiệu quả marketing trên việc xem xét tỷ suất lợi nhuận từ vốn đầu tư (ROI) trong marketing, doanh nghiệp cần xem lại những hoạt động marketing trong danh mục và đánh giá hoạt động nào thành công, hoạt động nào thất bại, sau đó rút ra kinh nghiệm để điều

chỉnh chiến lược marketing cho những giai đoạn tiếp theo. Bởi lẽ trong dài hạn, mục tiêu quan trọng nhất của một chiến lược marketing là giúp cho việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, đạt được sự tín nhiệm của người tiêu dùng để củng cố vững chắc thị phần và tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 80)