E– MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG MẠNG XÃ HỘI VÀ WEB 2.0

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Nhờ có mạng xã hội các cá nhân trên khắp toàn cầu có thể kết nối với nhau trong một cộng đồng trực tuyến. Thông qua mạng xã hội các cá nhân có thể chia sẻ những sở thích và hoạt động của bản thân. Mạng xã hội cung cấp rất nhiều tiện ích để các cá nhân có thể giao tiếp với nhau như blog, email, tin nhắn, bản tin cập nhật. Không giống như các phương tiện truyền thông khác, các trang mạng xã hội không chỉ cho phép người dùng có thể giao tiếp được với nhau mà người dùng còn tìm kiếm những cá nhân có chung sở thích. Các cá nhân có chung sở thích có thể cùng nhau xây dựng một cộng đồng. Những cộng đồng này sẽ tạo nên “sức mạnh của đám đông”. Điều này được hiểu là trong mạng xã hội các thành viên có thể cùng lúc đóng vai trò vừa là người cung cấp nội dung, vừa là người tìm kiếm thông tin. Người dùng sử dụng công cụ trực tuyến để chia sẻ nội dung, ý kiến, kinh nghiệm, quan điểm truyền thông chính bản thân họ. Hơn nữa, chính người dùng còn sáng tạo, truyền bá và sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới thiệu về sản

phẩm, thương hiệu, dịch vụ, con người và các vấn đề xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc triển khai hoạt động marketing trên các mạng xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế mà mạng xã hội đem lại.

E – marketing được thực hiện trong môi trường web 2.0 và mạng xã hội không chỉ mang những lợi thế của e – marketing trong môi trường Internet như những ưu điểm về tốc độ, không giới hạn về thời gian và không gian…mà còn có ưu điểm về khả năng tương tác cao và khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng.

Về khả năng lan truyền thông tin

Trong mạng xã hội quan hệ giữa các cá nhân không phải dưới hình thức một cá nhân với một cá nhân đơn thuần mà là quan hệ giữa một cá nhân với rất nhiều người trong mạng lưới bạn bè của họ. Chính vì vậy thông tin truyền đi bởi một người sẽ có thể tới hàng triệu người trong một mạng xã hội. Hình thức marketing này giống với marketing truyền miệng và marketing lan tỏa. Khi sử dụng mạng xã hội để tiến hành hoạt động marketing, doanh nghiệp có thể tận dụng được hiệu ứng lan truyền này để truyền tải thông tin tới khách hàng. Thông tin được truyền đi trong cộng đồng giữa những người có cùng sở thích, là bạn bè, người thân của nhau sẽ có độ tin cậy cao hơn. Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội doanh nghiệp sẽ gián tiếp tăng số lượng khách hàng tiềm năng có mức độ quan tâm tới sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Về khả năng tương tác

Cách thức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội còn cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng theo cách khách hàng của họ ưa thích. Thông qua mạng xã hội và các ứng dụng của web 2.0 như blog các doanh nghiệp sẽ tương tác với khách hàng dưới hình thức đối thoại hai chiều. Đây là một điểm khác biệt hoàn toàn so với các hình thức marketing truyền thống. Đối với các công cụ marketing truyền thống doanh nghiệp có thể nhận được phản hồi của khách hàng từ việc phát phiếu khảo sát, các bảng hỏi…Còn đối với các công cụ của web 2.0 và mạng xã hội, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lắng nghe trực tiếp, phản hồi nhanh chóng và thực sự thấu hiểu được nhu cầu khách hàng. Mạng xã hội đã giúp cho khách hàng từ một

người tiếp nhận thông tin trở thành một thành viên trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến cho một quan điểm, một phát biểu, một thông tin bất kỳ được phát đi trong mạng xã hội của họ. Lúc này, thông tin được đưa ra và nhận định từ nhiều nguồn sẽ mang tính khách quan hơn giúp cho những người ngoài cuộc xem xét và đưa ra những nhận định đánh giá cho riêng mình.

Như vậy, mạng xã hội mạng xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động e – marketing của doanh nghiệp dựa trên hai khía cạnh: giúp cho việc lan truyền thông tin cũng như phản hồi về người tiêu dùng tiềm năng và tăng khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn về khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 25)