Xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng luôn là một công việc quan trọng nhất mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trên con đường “chinh phục” khách hàng. Gây dựng thương hiệu công ty không chỉ từ việc tạo dựng hình ảnh đẹp cho công ty, đưa ra một câu slogan mang nhiều hàm nghĩa, gợi nên một thói quen cho người tiêu dùng, mà đó còn là một nghệ thuật tạo dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu để thương hiệu ngày càng được nhiều khách hàng mục tiêu của công ty biết tới hơn.

Nhờ những ưu điểm mà web 2.0 mang lại, các công ty có nhiều thuận lợi hơn trong việc mở rộng độ bao phủ thương hiệu công ty so với việc thông qua những phương thức truyền thống. Những hãng lớn như Nike – một trong những doanh nghiệp cung cấp đồ thể thao lớn nhất của Mỹ đã tận dụng ưu thế triệt để của mạng xã hội để tạo nên một cách thức xây dựng thương hiệu khôn ngoan. Nike và Google – Công ty sản xuất phần mềm – đã tạo ra mạng xã hội Joga.com – trang mạng kết nối tất cả những người hâm mộ bóng đá khắp thế giới. Không chỉ có thế, Nike lần lượt giới thiệu cộng đồng xã hội trực tuyến Loop’D nhằm tạo sự kết nối với các vận động viên điền kinh và những người có nhiệt huyết đam mê lướt sóng, trượt tuyết, trượt tự do, đua mô tô. Hãng này còn gây dựng hình ảnh một doanh nghiệp quan tâm tới cộng đồng khi tổ chức cuộc thi “10km - Nike” thu hút hàng chục ngàn người chạy đua trên toàn cầu để gây quỹ cho tổ chức Đời sống hoang dã thế giới (một quỹ của Lance Armstrong và thể thao cho người tị nạn). Hình ảnh Nike – tiếp sức cho sự năng động và thay đổi tới từng khách hàng đang được đưa vào tâm trí những người quan tâm tới sức khỏe của mình. Một khách hàng của Nike – Steven Saenz đã nói rằng chính một trang web của Nike đã khiến cho anh lấy lại được phong độ chạy đường dài của mình. Từ khi sử dụng thiết bị Nike + (thiết bị có bộ cảm biến nhỏ được gắn vào trong giày chạy để khách hàng có thể theo dõi diễn biến

của mình trên máy iPod mang theo) để theo dõi những chi tiết về cuộc chạy của chính mình trên trang Nike +, Saenz đã kết bạn với những người có cùng sở thích chạy bộ với mình, gặp gỡ ngoài đời và khích lệ nhau trên mạng. Đây đúng là một mạng lưới hỗ trợ đích thực. Nike đã thể hiện một cách thức tiếp thị hoàn toàn mới mẻ mà trong đó có sự góp mặt rất lớn của mạng xã hội. Mỗi ví dụ cho thấy Nike đã xây dựng một mạng lưới toàn cầu, dựa trên việc xây dựng các mối quan hệ ở khắp nơi trên thế giới. Hãng đã tạo ra một mạng lưới mạng xã hội để làm gia tăng mức độ bao phủ thương hiệu đối với người tiêu dùng. Khách hàng của Nike cùng với cộng đồng của họ đã tạo nên một lượng khách hàng trung thành với thương hiệu Nike.

Cách thức quảng cáo thông qua mạng xã hội không chỉ là việc áp dụng hiệu quả những chiến thuật quảng cáo và giao tiếp marketing truyền thống. Điều quan trọng hơn, công việc chính của các nhà làm marketing là đẩy mạnh “độ bao phủ” thương hiệu để tạo dựng các mối quan hệ, cầu nối và mạng lưới thực với các khách hàng trên khắp thế giới theo những cách liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp nhất, giữ cho việc kinh doanh tiếp tục phát triển. Đây là một chiến lược kết nối mạng lưới toàn diện nhằm thiết lập hệ thống các thương hiệu liên kết với nhau, những mối quan hệ lâu dài thông qua những cộng đồng mà ở đó các thành viên hình thành và liên kết với nhau hoàn toàn tự nguyện. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp phải luôn tạo điều kiện cho mọi người “bàn tán” về thương hiện của công ty, nhưng chính công ty đó không được tham gia thật sự vào cuộc đối thoại. Giờ đây, với mạng lưới thương hiệu, các công ty hoàn toàn có thể lắng nghe cuộc đối thoại đó, đánh giá xem phải sử dụng thông tin đó như thế nào để xây dựng doanh nghiệp ngày một tốt hơn, và một điều nữa, cơ bản nhất là tìm cách tác động đến cuộc trò chuyện này. Các chiến lược marketing đang nhắm đến việc sáng tạo những mạng lưới và thương hiệu năng động, giúp xây dựng thương hiệu của công ty một cách chân thực nhất, gắn bó với người tiêu dùng nhất.

Một phần của tài liệu e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w