Cái chết càng đến gần thi nhân lại càng miệt mài lao động và sáng

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 94)

và sáng tạo thơ

Như đã nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh nhiều lần: Thơ trong các tập Hoa trên đá, Ta gửi cho mình và ba tập Di cảo hầu hết được sáng tác trong giai đoạn cuối cuộc đời, trong thơ suy tư rất nhiều về cái chết. Nhưng suy tư về cái chết trong đoạn cuối cuộc đời không phải là để rồi sợ hãi, lo lắng, chán nản, buồn đau. Mà suy tư về cái chết là cơ sở để thi nhân xác định sống như thế nào cho có ý nghĩa, nói cách khác sự ám ảnh về cái chết chính là động lực cho thi nhân lao động, sáng tạo. Lao động, sáng tạo của thi nhân, tất nhiên đó là lao động, sáng tạo để tạo nên những vần thơ. Tuy nhiên, điểm đáng bàn trước hết ở đây là hành động lao động, sáng tạo thơ không phải được tiến hành một cách chậm rãi, khoan thai, ung dung tự tại,…kiểu như thi nhân lãng tử sống cuộc sống phóng khoáng lãng du đợi chờ thi hứng. Mà Chế Lan Viên nỗ lực lao động sáng tạo thơ dưới áp lực gấp gáp của thời gian nước xiết đối với tuổi già, áp lực của sức khỏe yếu kém vì bệnh tật. Đó như là một cuộc chạy đua nước rút, một kiểu sống gấp của thi nhân để chống chọi lại với thời gian, sức khỏe, bệnh tật. Nói cách khác cái chết càng đến gần, càng hiện rõ thì thi nhân sống lại càng tập trung vào việc lao động và sáng tạo thơ, coi đó là công việc chủ yếu, cấp

thiết, duy nhất của mình. Nhưng trước hết, cần phải nhấn mạnh làm thơ, tìm thơ, sáng tạo thơ là công việc cả đời của thi nhân:

“Tôi tiếp cận trang giấy ngày mười sáu tuổi Bây giờ sáu ba.

………

Ấy thế mà hết cuộc đời văn học

Tính tháng ngày, nửa thế kỷ trôi qua…”

(Hồi ký bên trang viết, 1983, Di cảo thơ I) Và:

“Lại lù lù cái tảng đá Thiên Sơn khắc nghiệt Bắt anh đập đầu vào đó tìm thơ, tìm lửa

Cứ như thế, như thế mà anh qua cho hết một đời.”

(Nghề của chúng ta, 1987, Di cảo thơ I) Sáng tạo thơ là cái nghề cái nghiệp cả đời của Chế Lan Viên, đó như là món nợ của ông vay từ kiếp trước, nay phải trả với đời. Đối với thi nhân, mối quan hệ đời là thơ, mà thơ cũng là đời, đó là chuyện thường tình. Cái đáng lưu ý ở đây là với Chế Lan Viên, trong những năm cuối đời, khi gần với cái chết thì sức lao động, sáng tạo thơ của ông mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong phần “ghi bổ sung” của cuốn Chế Lan Viên toàn tập (NXB Văn Học, Hà Nội 2002), ghi chú của Vũ Thị Thường chứng minh cho điều này: Trong khoảng tám năm – từ tháng 2 năm 1981 đến tháng 10 năm 1988, không kể bảy tháng về sau anh bị bệnh nặng không viết được nữa – chính ở nơi chốn cuối cùng này anh đã sáng tác nhiều bằng cả đời thơ anh về trước. Sau khi anh mất, ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên (gồm 534 bài) đã được in ra. Di cảo thơ tập 4 cũng đã gom được 150 bài, còn đang tập hợp tiếp. Đặc biệt trong hai năm cuối đời – khi bệnh nặng lại là khoảng thời gian Chế lan Viên sáng tác được nhiều nhất. Còn theo thống kê của chúng tôi, có tới 281 bài trên tổng số 472 bài được tác giả sáng tác trong 2

năm 1987, 1988 (thống kê từ cuốn Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn Học năm 2002).

Đọc Hoa trên đá, Ta gửi cho mình, đặc biệt là Di cảo thơ bắt gặp rất nhiều những dòng thơ biểu hiện sự hoảng hốt, thúc dục, hối thúc của ông đối với chính mình về việc lao động sáng tạo thơ. Đó là một việc làm cấp bách, liên tục, không ngừng nghỉ; là một công việc vô cùng khó khăn, vất vả, cực nhọc:

“Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp mắt. ………..

Viết đi ! Viết đi ! Viết ! Viết ! Thời gian nước xiết

………

Viết thêm ! Viết nữa ! Viết vào !”

(Thời gian nước xiết, 1987, Di cảo thơ I) Và:

“Số ngày còn lại cho anh trên Trái Đất, đếm rồi Như thóc giống đếm từng hạt một,

Chỉ còn chừng ấy hạt thôi, anh phải tạo ra mùa. ………

Cày đi ! Bừa đi ! Gieo đi ! Sao còn phải chần chừ !”

(Nghề của chúng ta, 1987, Di cảo thơ I) Làm thơ, tìm thơ, sáng tạo ra thơ hay được thi nhân ví như việc tìm trầm vậy, nó khó khăn đến nỗi:

“Khác nào giữa nắng ngày tìm con vạc bay khuya Tìm một cành đào trong sa mạc…

(Tìm trầm, Di cảo thơ II) Không chỉ vất vả, mà còn phải kiên trì, nỗ lực hết mình:

“Anh còn một đêm, anh còn một sáng, Anh còn một tháng, anh còn một năm

Đừng sợ mất gỗ đi, nếu anh có ý niệm trầm.”

(Chuẩn bị đi, 20 – 7 – 1987, Di cảo thơ II) Qua những đoạn trích trên, chúng ta bắt gặp những dòng thơ như:

Viết nhanh lên cho kịp/ Đạp tháng ngày mà viết/ Viết nhanh lên! nắng hết, chiều rồi !/ Viết đi! Viết đi! Viết! Viết!/ Viết thêm! Viết nữa! Viết vào!/ Cày đi! Bừa đi! Gieo đi! Sao còn phải chần chừ!... thể hiện một sự gấp gáp, cuống quýt của thi nhân.

Bắt gặp những vần thơ ấy, chúng ta dễ liên tưởng đến Xuân Diệu. Xuân Diệu khi ý thức được sự vĩnh cửu của thiên nhiên, sự ngắn ngủi của mùa xuân, tuổi trẻ, đời người đã có một thái độ sống vội vàng, gấp gáp, cuống quýt; tuy nhiên có sự khác nhau căn bản giữa hai thi sĩ. Cái vội vàng, gấp gáp, cuống quýt của Xuân Diệu đó là khi thi nhân còn trẻ; ông sống gấp là nhằm để tận hưởng cái đẹp của đời. Còn Chế Lan Viên sống gấp khi về già, cố tận dụng thời gian để lao động sáng tạo thơ. Cần phải lưu ý so sánh như vậy giữa hai nhà thơ, ở đây gạt ra ngoài mục đích đánh giá khen chê, mà đơn giản chỉ muốn chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai phong cách thơ mà thôi.

Chế Lan Viên càng về già lại càng sống vội vàng, gấp gáp, cuống quýt. Nhưng vội vàng không có nghĩa là qua loa dễ dãi, mà đó là một tinh thần, thái độ lao động nghiêm cẩn đến quên mình. Riêng về đời sống, công việc của bản thân, ông thực sự trở thành một con người khó tính, khắt khe với chính mình. Đối với Chế Lan Viên, thơ là đời, và đời là thơ. Sống là để làm thơ, làm thơ là để được sống (có ý nghĩa). Và trong công việc làm thơ của ông, ông không chỉ có tinh thần lao động xả thân đến quên mình, mà cùng với đó là một thái độ, đòi hỏi, yêu cầu rất cao về mặt chất lượng đối với những thứ mà mình đã nhọc sức tạo nên; biểu hiện một lối sống đầy trách nhiệm với chính mình cũng như với nghề, với người khác. Ông không bao giờ bằng lòng với chính mình. Đó không chỉ là

biểu hiện của một thái độ khiêm tốn, mà còn là tinh thần cầu thị sự tiến bộ. Như một câu ngạn ngữ rất hay: Không tiến nghĩa là lùi rồi.

“Ôi, tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại

Một chút biếc ở đầu cây, tôi ngỡ đấy là tài Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại !”

(Hồi ký bên trang viết, 1983, Di cảo thơ I) Ông đòi hỏi sự sáng tạo:

“Hãy nghĩ các vị thầy sẽ đọc anh Đó là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… Các vị thích gì ?

Thích anh không nhai lại”

(Có kịp không ? 1987, Di cảo thơ III)

Như nhiều câu thơ ở trên diễn tả, có nhiều khi bao trùm thi nhân là cảm giác bất lực xâm chiếm. Bất lực vì bản thân mình không làm được thơ hay, và cũng bất lực vì những vần thơ của mình không giúp ích gì được cho người, cho đờitrong cái đời sống hiện tại:

“Số ngày trên trái đất có nhiều đâu

Mà làm thơ hay không được một ngày Rồi bất lực !”

(Lệ ngọc, Di cảo II)

Trong lao động sáng tạo thơ, Chế Lan Viên ăn năn, hối hận về bản thân mình, phần nào đó có sự xét lại. Ông muốn những vần thơ của mình phải có ích, giúp ích cho đời, cho số phận những con người cụ thể đang khổ đau, tủi cực, chứ đó không phải là những vần thơ trên trời - chữ trên trời

theo cách nói của thi nhân:

“Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày

Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ

Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay.”

(Thơ bình phương – Đời lập phương I, Hoa trên đá) Và thơ cho hôm nay:

“Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai nghìn người đó ? Tôi ! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi

cuộc xung phong.

………

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời, Tôi ú ớ.

………

Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.”

(Ai ? Tôi!, 1987, Di cảo thơ I) Và:

Mẹ cần ăn, anh cho nắm cỏ hái trên trời.”

(Hái trên trời, 1986, Di cảo thơ III) Không chỉ khắt khe, nghiêm cẩn trong công việc, mà Chế Lan Viên còn đòi hỏi thi nhân phải sống cho người khác, vì người khác, phải có sự dâng hiến, cống hiến:

Là nhà thơ, anh sống nơi này mà phải nghĩ đến nơi kia, Nơi trên biên giới bây giờ đang chảy máu,

Nơi những nhà đang thiếu gạo, ………..

Là nhà thơ ư ? Anh không chỉ là mình”

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)