Lòng yêu nước

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 36)

Chất liệu thi ca nói trên cho phép nhà thơ có thể biểu hiện nỗi buồn và luyến tiếc những ngày qua. Cái mất đi không chỉ là số phận một con người, một làng quê, mà cả một nhà nước Chàm. Có những cái mất trong sự vận động của lịch sử nhưng vẫn gợi lên những nuối tiếc. Nhà thơ còn muốn qua câu chuyện cũ và con người năm xưa nói lên bao điều với hiện tại. Chính Chế Lan Viên đã viết: Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu ? Ở đây, nói về cái chết, sự tuyệt diệt và tiếng khóc không chỉ dành cho dân Chàm, mà nó mang một ý nghĩa khái quát sâu hơn, cao hơn.

Viết nhiều về cái chết là một cách “đặc biệt” để ông phủ nhận thực tại, qua đó nhằm dán tiếp bộc lộ, thể hiện lòng yêu nước. Điêu tàn

đã thể hiện thầm kín tấm lòng yêu nước, một đất nước đang tồn tại nhưng thực sự đang Điêu tàn trong chế độ và cảnh đời cũ. Tố Hữu đã nhận xét:

Chế Lan Viên gợi lên nỗi hoài vọng của dân tộc Chàm ngày xưa theo cách của anh, đó cũng là một lời ca yêu nước bởi anh khóc cho số phận của những dân tộc bị đô hộ.

Theo Nguyễn Minh Vỹ: Để có sự tác động mạnh mẽ đến cậu bé thư sinh Phan Ngọc Hoan để có thể sinh ra những bài thơ như trong Điêu tàn

thì đó không chỉ là những di tích Chàm, những ký ức về một nền văn minh đã bị mai một, gây nên tâm trạng buồn thương nhớ tiếc ám ảnh anh, mà chính là cuộc sống trước mắt lúc bấy giờ, cuộc sống của đích thân người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chế Lan Viên là một thành viên. Đó là lúc chính quyền thực dân, phong kiến trước áp lực thắng lợi của những phong trào đòi các quyền dân sinh dân chủ ở chính quốc cũng như tại chỗ, bị bắt buộc phải thực hiện một số yêu sách chính đáng của nhân dân, ban hành một số điều không thể bưng bít, kìm hãm được nữa, như tự do tổ chức đoàn

thể, tự do hội họp, tự do ngôn luận, báo chí, tự do đi lại… Nhưng vì bản chất không hề thay đổi, chúng lại nhân tình hình đó, đưa ra một số biện pháp mị dân, mà cái cốt lõi là tạo nên một cuộc sống phồn vinh giả tạo, thực chất là trụy lạc, bê tha, nhất là ở các thành thị, để đánh lạc hướng quần chúng, trong đó đối tượng chủ yếu bị ảnh hưởng là thanh niên, học sinh, sinh viên. Đó là thời kỳ phát triển đến độ cao của văn hóa lãng mạn, văn học lãng mạn, thơ ca, tiểu thuyết lãng mạn dưới danh nghĩa tự do, tiến bộ hòng giành giật tâm hồn con người, của mỗi người, không để họ đi theo con đường cách mạng chân chính. Riêng trên mặt trận văn học, một mặt có sự phổ biến tương đối rộng rãi các sách báo tiến bộ của Đảng ở trong nước, các tác phẩm văn nghệ tiến bộ của Pháp, cũng như của Liên Xô, do đòi hỏi chính đáng của người đọc, truyền bá những quan điểm, tư tưởng chính thống của Đảng cả về chính trị - xã hội, văn hóa, nghệ thuật. Nhưng mặt khác cũng có sự tràn ngập những tác phẩm lãng mạn kiểu nói trên, có khả năng câu độc giả, làm cho họ nhất là thanh niên, say mê thực sự, đầu độc tâm hồn, làm lạc hướng suy tư của họ, đưa họ vào con đường ăn chơi sa đọa – gọi là tự do không còn thấy, không còn nghĩ được rằng bản thân, đất nước, dân tộc đang còn trong ách nô lệ của đế quốc, phong kiến, dù cái ách đó có được mạ thêm, sơn phết thêm màu gì đi nữa! Đó là thời kỳ bắt đầu mọc lên, nhanh chóng phổ cập những quán trà, tiệm nhảy, những kiểu áo quần, đầu tóc, những giọng hát, bài ca mới ủy mị, “thoải mái” đưa con người ta thoát khỏi cõi trần gian, làm cho con người không còn thấy cái địa ngục trên cõi trần gian nữa, mà lâng lâng sống với ước mơ phồn hoa giả tạo, xa vời, trống rỗng ở một chốn huyền ảo nào đó… Làm sao vạch trần được điều đó, làm sao tố giác điều đó, làm sao phản ánh điều đó, làm sao cho con người đã bị lôi cuốn vào cuộc sống ấy hãy dừng lại ở ngưỡng cửa của sự tha hóa do kẻ địch đang giăng bẫy. Không phải là công việc dễ dàng.

Đó là cái mầm mống, đó là điều kích thích tâm hồn của nhà thơ trẻ lúc ấy có lẽ đang ở ngã ba đường: hoặc là đi vào cuộc sống mà hầu như mọi người đang sống, có vẽ dễ dàng, thuận chiều nghĩa là cũng sống, cũng học hành, cũng đỗ đạt, cũng kiếm ra một việc làm khả dĩ giúp mình sống được… phong lưu, và cứ thế, cũng ăn chơi như mọi người, nào có sao đâu? Hoặc cố giữ mình đừng sa vào cạm bẫy của địch cũng được rồi… đã khác thường rồi! Còn viết, cũng có một cách viết dễ dàng, xuôi chiều, ca tụng, cổ vũ điều mà dường như mọi người ca tụng: yêu đương, sống gấp, âu đó cũng là thực tiễn của nhân sinh. Hoặc viết cái gì khác hơn…

Chế Lan Viên có lẽ đã làm thơ, viết Điêu tàn trong niềm suy tư nói trên, tự giải đáp cho mình nỗi phân vân đó.

Nói lên nỗi đau khổ, nói lên lòng tiếc thương một dân tộc, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người có một chiều sâu mới, có khả năng đi sâu chen vào giành lại chỗ đứng của nó trong tâm hồn mọi người, lắng đọng lại để có dịp bung ra thành một sức mạnh mới, như “tiếng sét” làm muôn tinh cầu toang vỡ dưới trời xanh.

Không phải Chế Lan Viên viết Điêu tàn chỉ dành riêng cho dân tộc Chàm, tuy rất đúng là quá khứ của dân tộc Chàm đã tác động vào chiều sâu tâm hồn nhà thơ. Không phải Chế Lan Viên viết Điêu tàn chỉ để dành cho một ai khác bó hẹp, nhỏ bé; mà viết cho chính dân tộc Việt Nam, cho những người Việt lúc bấy giờ đang trên bờ vực thẳm do kẻ thù mưu toan đẩy vào! Nhà thơ đã lấy hình ảnh Điêu tàn, kinh nghiệm Điêu tàn của nòi giống Chiêm Thành để nói lên ẩn họa cái chết, sự diệt vong, nỗi đau khổ của chính người Việt.

Còn theo cách nói của Ngô Văn Phú, Điêu tàn cũng đã gieo cho những người đọc thời ấy nhớ rằng: mình có một tổ quốc vinh quang, tráng lệ mà đã để mất. Đó là công của Điêu tàn.

Quay về quá vãng để nói nỗi bi phẫn của hiện tại bằng hình ảnh lạ là sự độc đáo, riêng biệt của Chế Lan Viên. Nước non Chiêm hay nước non

Việt? có cả hai. Trong tận cùng tư tưởng thi ca Chế Lan Viên, ta thấy một tiếng thở dài xót xa cho dân tộc Việt đang lúc vận cùng, hoài vong quốc.

Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải giùm những nỗi uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên sông núi này (Hoài Thanh).

Nói tóm lại, trước một hiện thực bế tắc, khủng hoảng, người thơ không biết bấu víu vào đâu. Các thi sĩ khác lao vào tình yêu, mộng mơ, nhưng Chế Lan Viên lại khác, ông thấy thực trạng nước Nam thời ông sống. Họa Điêu tàn có riêng gì cho một dân tộc, một chủng tộc. Ông muốn chọn cho mình một lãnh địa phù hợp nhất để nói lên gián tiếp cái hiện thực mình đang khắc khoải.

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 36)