Ám ảnh tháp Chàm

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 34)

Không gian, cảnh quan, môi trường sống xung quanh đã tác động, ảnh hưởng nhiều đến tâm hồn, thế giới cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ – cậu thiếu niên trẻ tuổi.

Như đã biết, khi sáng tác tập thơ đầu tay này, cậu bé Phan Ngọc Hoan mới 15, 16 tuổi, đang học Trường Trung học Quy Nhơn. Trên đường đi về hàng ngày, từ thành Bình Định đến trường trung học, hai ngôi tháp Chàm ở làng Hưng Thạnh nghiêm mình đứng sững, cắm sâu vào mắt cậu học trò bé nhỏ như hai mũi tên nhọn, làm cho tâm trí cậu học sinh luôn bị căng thẳng. Những đêm đông lạnh, ở nội thành Bình Định, trong một ngôi nhà lá nhỏ, cậu thiếu niên ngồi lắng nghe lá bàng rơi, trái mù u rụng, rồi nằm dài trên chiếc võng gai, đối diện với ngọn đèn dầu, cậu thiếu niên giàu

suy tưởng mở cuộc thẩm vấn với tên lính dĩ vãng của ngàn xưa. Sinh sống trên đất của nước non Chiêm xưa, mắt luôn nhìn những cảnh tượng Điêu tàn của một dân tộc bị diệt chủng, tai thường thu nhận những âm thanh lạ lùng ghê rợn xuất phát từ một cõi đêm nào đầy bóng ma quái…, bấy nhiêu cơ hội, cảnh trí tạo nên những yếu tố để minh chứng một cách xác thực sự hiện diện của Lan Viên và tập thơ Điêu tàn trong làng thơ Việt Nam. Nói cách khác, những cơ hội và cảnh trí trên đã trở thành bối cảnh đặc biệt cho sự phát sinh con người Lan Viên. Điều này được ghi dấu trong những câu thơ của Điêu tàn:

“Tháng ngày qua gạch Chàm đua nhau rụng

Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ” (Những sợi tơ lòng) Và:

“Đây những Tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian”

(Trên đường về)

Quả thật, đúng như Chế Lan Viên khẳng định trong thơ, những Tháp Chàm đứng chơ vơ, lẻ loi trên con đường mà tác giả thường đi ngang qua là cội nguồn của những liên tưởng và tưởng tượng:

“Những cảnh ấy trên đường về ta gặp

Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi

Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập

Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời” (Trên đường về)

Tóm lại những di tích Chàm, những ký ức về một nền văn minh bị mai một gây nên tâm trạng buồn thương, nhớ tiếc, ám ảnh. Điêu tàn khai thác một đề tài thi ca có căn cứ lịch sử nhưng không rõ quan hệ với thi nhân: sự sụp đổ của nhà nước Chàm. Một thế giới u linh của những quỷ dữ ma Hời, những đầu lâu, sọ dừa, máu xương cân não và những tiếng khóc

than không dứt. Cuối cùng là tấm lòng đau đớn, nuối tiếc không nguôi của nhà thơ với những gì đã mất đi của xứ Chàm.

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)