Sống – chết, phải biết “thuận theo tự nhiên”

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 67)

Trên chặng đường lịch sử của mình, nhân loại đã làm được nhiều điều kỳ diệu. Đôi khi,ở một khía cạnh nào đó, có cảm giác như con người đã phần nào tước được sức mạnh, tước được quyền của tạo hóa. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng, bởi con người quá nhỏ bé trước tự nhiên, mà luật về sống - chết của tự nhiên là một minh chứng. Có sinh ắt có diệt, có sống ắt có chết; đấy là luật của tự nhiên mà loài người không thể cưỡng lại được. Luật của tự nhiên không có ngoại lệ. Trước quy luật sinh diệt của tạo hóa, mọi người đều như nhau, nên chúng ta có thể gọi nó là bình đẳng, lạnh lùng, bất công…, tùy vào trường hợp đều có cái lý của nó.

Đối với tổ quốc, dân tộc, nhân loại; đôi khi xuất hiện những cuộc đời vĩ đại có những cống hiến lớn lao. Vậy nhưng quy luật tự nhiên không có sự “phân biệt”, vĩ nhân vẫn phải chết như mọi cuộc đời nhỏ bé, vô danh khác. Ở đây tự nhiên đã lạnh lùng, bất công…

“Bác sống cùng ta một số ngày trên trái đất

Rồi sẽ qua như tất cả mọi thiên tài

(Giờ phút chót, Hoa trước Lăng Người) Trước quy luật sống – chết, sinh – diệt của tự nhiên, con người nên có sự lựa chọn sống như thế nào để có tự do, để có hạnh phúc?

Có thể nói, lựa chọn sáng suốt nhất là…không lựa chọn. Nếu nói có lựa chọn, nghĩa là có nhiều khả năng khác nhau cho chúng ta lựa chọn, trong khi thực tế chẳng có khả năng nào khác có thể xảy ra cả. Chỉ có một kết cục duy nhất đã được định trước: đã sống ắt phải chết, có sinh ắt có diệt. Cho nên, con người muốn sống đời sống tự do, không bị lệ thuộc vào quy luật sinh diệt nghiệt ngã của tự nhiên là hãy…thuận theo tự nhiên. Khi thuận theo tự nhiên thì quyền uy của tự nhiên bị biến mất. Bởi khi ta an nhiên theo quy luật sống – chết, thì tự nhiên không thể lấy cái chết để trói

buộc, lấy đi tự do (về mặt tinh thần) của ta nữa. Trong thơ Chế Lan Viên, Hồ Chí Minh là một người như thế:

“Quen nhìn sự vật giữa hai bề đối lập Sống chết, ngày đêm, mất còn, rụng mọc

Cách mạng là chấp nhận quy luật này, Người rất ung dung

Bác viết di chúc sáng nay trầm tĩnh trong lòng Trong suốt lời văn Bác sửa từng chấm câu, dấu phẩy Ngỡ như để khuây ta, Bác có cười kia đấy

Và:

“Bảo cái sinh cái tử cũng thường thôi

Bác chẳng muốn ta cau vầng trán, nhìn quy luật Bác không nói tuổi già, Bác bảo tám mươi xuân,”

(Di chúc của người, Hoa trước Lăng Người) Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn luôn đi tìm cách cắt nghĩa cho câu hỏi: Người là ai? Đã có rất nhiều câu trả lời: Người là cha, là bác, là anh, là ông của mỗi người; là vị cha già của dân tộc; Người là vị tướng, là vị lãnh đạo toàn tài; là người kết tinh mọi vẻ đẹp văn hóa tinh thần Việt Nam; là người đồng chí kiên trung của mọi người cùng khổ trên thế giới, là người bạn của những dân tộc yêu chuộng hòa bình… Và dường như câu trả lời nào cũng đúng nhưng chưa đủ. Bổ sung vào trường nhận thức đó, Chế Lan Viên thấy Bác là một nhà hiền triết, một con người người biết thuận theo tự nhiên:

“Đây cũng là nhà hiền triết hiểu chổ đến, chổ đi sự vật

Người về nơi phải về, Người rất ung dung

(Tâ nhận vào ta phẩm chất của Người, Hoa trước lăng Người) Hồ Chí Minh – nhà hiền triết, người hiểu và biết tuân theo lẽ tạo sinh của tạo hóa, nên Người rất ung dung, nên Người tự do. Thuận theo tự nhiên, đó không phải là điều mới; không phải là điều mới, nhưng không có nhiều người biết, không có nhiều người hiểu, không nhiều người làm được. Cách đây hơn hai ngàn năm , Trang Tử đã đưa ra chủ thuyết “Vô vi”.

“Vô vi” - nói một cách đơn giản nhất, nghĩa là “không làm gì cả”. “Không làm gì cả” không phải là không làm gì cả, mà là khi làm gì đó thì phải (biết cách) thuận theo tự nhiên. Nói thì dễ như thế, nhưng nhân loại có mấy ai biết thuận theo tự nhiên đâu. Riêng về quy luật sinh – tử tự nhiên mà nói, lịch sử nhân loại cho thấy, có biết bao nhiêu con người – từ bình thường đến phi thường, không biết họ “vô minh” (xin dùng chữ của Phật giáo) hay

ngoan cố, mà cứ tìm cách chống lại quy luật tự nhiên: “Họ ngỡ họ ở ngoài vòng nhân thế

Rốt cùng ra là trong bể, trong vòng,

……… Kẻ khác nữa, uy danh lừng thế kỷ

Gào uy lực tuổi tên mà chọi với vô cùng”

(Di chúc của người, Hoa trước Lăng Người)

Chống lại quy luật tự nhiên, hiểu theo một nghĩa nào đó , là làm con người mất tự do. Vì quy luật của tự nhiên là quy luật tối thượng, vĩnh cửu, tuyệt đối. Chống lại quy luật tự nhiên là việc làm vô ích, vô nghĩa. Khi con người ta tỉnh táo, sáng suốt (thuận theo lẽ tự nhiên) thì không bao giờ làm cái việc vô ích, vô nghĩa (ham muốn điều trái với tự nhiên); nghĩa là con người ta có đời sống tự do. Ta tự do khi kiểm soát được nhu cầu, mong muốn, ước vọng của bản thân. Khi mà nỗi sợ hãi (trước cái chết) cộng với sự “vô minh” (không thuận theo tính tất yếu của tự nhiên) sai khiến con người ta làm những công việc vô ích, vô nghĩa; thì có nghĩa là lúc ấy con người ta mất tự do. Mất tự do vì mù quáng, vì “sự mù lòa của trí tuệ”, không kiểm soát nổi bản thân, để cho những dục vọng, ham muốn (hiểu theo nghĩa rộng của triết học) đưa đường dẫn lối cuộc sống. Hồ Chí Minh, Người hoàn toàn tự do trước sự sống và cái chết. Vì Người biết “Vô vi”, biết thuận theo tự nhiên. Người tự do mới có thể dẫn dắt cả dân tộc đấu tranh giành lấy tự do.

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 67)