Về hình tượng và ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 113)

Như chúng tôi đã nói nhiều lần ở chương trước, nhà thơ chiến sĩ Chế Lan Viên xuất hiện trong giai đoạn sáng tác từ 1954 đến những năm 1975. Trong giai đoạn sáng tác này thì “mục đích tối thượng” của thơ ca Chế Lan Viên là để phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. Để phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến thì thơ Chế Lan Viên có sự thay đổi cả về mặt nội dung và hình thức so với sáng tác thời kỳ Điêu tàn là điều tất yếu. Sự

thay đổi về hình thức nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên xem xét ở đây trước hết là sự thay đổi về hình tượng nghệ thuật.

Đối lập với hình tượng thơ mang tính siêu hình trừu tượng trong thời kỳ Điêu tàn là hình tượng thơ cụ thể, trực tiếp, hiện thực, gần gũi với đời sống cách mạng. Trong khi hình tượng thơ thời Điêu tàn nói về những đối tượng mơ hồ đến mức hư vô (chữ hư vô không viết hoa), không có trong đời sống hiện hữu như: cõi Hư Vô, chốn Hư Không, cõi Trời Mơ, xứ Trăng Mây, Cõi Chết, cõi Tang, cung Hằng, cung Quảng, sông Ngân, sông Linh… thì hình tượng thơ thời kỳ cách mạng là hiện thực, lý tưởng cuộc sống cách mạng được tác giả đưa vào thơ.

Trước hết là hình tượng con người cách mạng, con người kháng chiến. Như đã có dịp đề cập ở chương trước, thời kỳ kháng chiến, để có thể chiến thắng được kẻ thù hùng mạnh, chúng ta đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, khiến cho mỗi người dân – công dân là một chiến sĩ. Bởi vậy hình tượng mỗi người dân thường trong thơ Chế Lan Viên lúc này đều

không thường, mà họ là những người chiến sĩ.

Đó là những người mẹ - chiến sĩ sẵn sàng hy sinh tất cả cho dân tộc thể hiện qua câu nói khảng khái:

“Mi cứ đi đi ! Việc nhà kệ đó Đừng nghĩ lo chi, tau đã già rồi…”

(Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm, Gửi các anh) Đó là những người anh, người chị, người em, người con,… trong đời sống cách mạng. Họ đều là dân thường nhưng không phải là “thường dân”, mà mang những phẩm chất của con người cách mạng, con người kháng chiến:

“Chúng ta

Anh em chúng ta Tất cả chúng ta Lũ lũ trào lên

Lớp lớp tiến lên

Cả một sự chiến thắng mênh mông đè bẹp lấy quân thù” (Chào mừng, Gửi các anh)

Đó là hình tượng những người lính – người chiến sĩ anh hùng, xả thân cho cách mạng, cho kháng chiến:

“Ngã xuống ở Mường Pồn anh đâu biết có mùa cam

Anh chỉ thấy dây thép gai đồn giặc ………..

Lúc đồng đội cần, dẫu chết chẳng từ nan”

(Nhớ Bế Văn Đàn, Ánh sáng và phù sa) Đó là hình tượng anh và em – người con trai và người con gái, sống trong hoàn cảnh phải gồng mình để đấu tranh, kháng chiến nhưng vẫn có cuộc sống gần gũi, “tự nhiên”:

“Trưa nay em đến ngủ phòng anh

Thăm thẳm trời cao thăm thẳm xanh

Anh trút tình thương trong sắc biếc Ru em giấc ngủ giấc trưa lành.”

(Trưa, Ánh sáng và phù sa)

Đặc biệt, thơ ca Chế Lan Viên thời kỳ này nổi bật lên hình tượng vị lãnh tụ Hồ Chí Minh kỳ vĩ, cao đẹp (đã đề cập đến ở chương trước). Có thể nói về hình tượng Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên nói riêng và các nhà thơ khác nói chung luôn luôn cố công tìm kiếm những những từ ngữ mới để diễn đạt cho tương xứng, chính xác. Và dường như, đó là cuộc hành trình nối tiếp, bất tận.

Ngoài hình tượng con người Việt Nam, thì hình tượng tổ quốc cũng được thi nhân tái hiện, phản ánh, xây dựng rất phong phú (tất nhiên con người là một phần quan trọng tạo nên tổ quốc, tổ quốc là tổ quốc của những

người dân, phân chia ra như vậy chỉ là mang tính tương đối, để nhằm thuận lợi cho việc tìm hiểu).

Hình tượng tổ quốc hiện lên qua thời gian:

“Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt Nam nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che.”.

(Người đi tìm hình của nước, Ánh sáng và phù sa)

Hình tượng tổ quốc được tái hiện cụ thể qua tên những ngọn núi, con sông, những tên đất, tên miền, tên vùng, tên tỉnh, tên làng…, những địa danh từ quá khứ đến hiện tại và nối dài tiến vào tương lai, cụ thể như: dãy Trường Sơn, sông Hồng, Miền Bắc, Miền Nam, Tây Bắc, Hà Nội, Điện Biên, Hòn Gai, Cẩm Phả, chùa Hương…

“Ôi ! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi ! Ta dựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi,”

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chăng?, Hoa ngày thường – chim báo bão) Và:

“Trên Tây Bắc ! Ôi mười năm Tây Bắc ! Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng”

(Tiếng hát con tàu, Ánh sáng và phù sa)

Và..v.v

Thông qua việc khảo sát qua về hình tượng thơ nói trên, đến đây có thể nói hình tượng thơ Chế Lan Viên sáng tác trong giai đoạn cách mạng có sự thay đổi hoàn toàn khác so với sáng tác trong thời kỳ trước đó. Ở đây

hình tượng thơ phản ánh một cách trực tiếp, chân thực hiện thực cuộc sống. Vì thế cho nên các hình tượng thơ ở đây từ những con người như người mẹ, người chị, người anh, người em, người con, người chiến sĩ…;

đến hình tượng tổ quốc như các tên đất, tên làng… đều rất cụ thể, hiện hữu, hiện thực, chân thực chứ không phải là siêu hình, trừu tượng như thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, ở đây có điểm giống nhau về tính lãng mạn trong thơ, nhưng nội dung cụ thể của tính lãng mạn lại có sự khác nhau. Cụ thể: lãng mạn thời Điêu tàn đó là sự lạc lõng, buồn nản, bơ vơ, cô đơn, xa vắng, chông chênh, trống trải,… xa rời hiện thực cuộc sống. Chữ lãng mạn trong Điêu tàn được hiểu là sự xa rời hiện thực, xa rời cuộc sống. Còn lãng mạn cách mạng thì đó là niềm tự hào, tin yêu, gắn bó, thiết tha, gần gũi… với hiện thực cuộc sống. Chữ lãng mạn cách mạng được hiểu là sự lý tưởng hóa hiện thực cuộc sống.

Để xây dựng, tái hiện được một hệ thống hình tượng nghệ thuật có đặc điểm nói trên thì thi nhân phải sử dụng một hệ thống ngôn ngữ tương ứng. Do đó, ngôn ngữ trong các sáng tác thời kỳ kháng chiến, thời kỳ cách mạng là ngôn ngữ của đời sống kháng chiến, ngôn ngữ của đời sống cách mạng. Đời sống cách mạng ngoài ngôn ngữ chung còn có một lớp từ của riêng nó. Trước đây, trong Điêu tàn, lớp từ vựng nói về cái chết, về cõi hư vô siêu hình được sử dụng một cách phổ biến (như đã thống kê). Giờ đây,

đời sống cách mạng đã sinh ra một lớp từ mới, một lớp ngôn ngữ mới dành cho nó, để phản ánh nó; và Chế Lan Viên đã sử dụng một cách phổ biến, với mật độ dày đặc. Chẳng hạn như: mẹ, anh, em, con, Bác, Người, Hồ Chí Minh, chúng ta, đồng chí, Đảng, tổ quốc, đất nước, dân tộc, yêu, Miền Bắc, Miền Nam, Việt Nam, chiến đấu, anh hùng, kháng chiến, đánh, hi sinh, ngày mai, tương lai, vĩ đại, kẻ thù, giặc, Mỹ, bom, chiến trường,… được sử dụng với tần suất rất nhiều trong thơ. Số lượng quá nhiều nên không thể thống kê hết được để có thể đưa ra con số cụ thể đối với mỗi từ ngữ nói riêng. Như vậy, qua đây cho thấy, lớp từ được thi nhân sử dụng phổ biến này khác hoàn toàn so với thơ Điêu tàn. Và âm hưởng, giọng điệu thơ cũng hoàn toàn khác, đó là giọng điệu, âm hưởng ngân vang, hào hùng, đầy tự hào, hãnh diện…

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 113)