Về hình tượng nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 118)

Hình tượng nhân vật trữ tình trong Điêu tàn so với thơ ca cách mạng có sự thay đổi rõ rệt. Như chúng ta thấy, trong Điêu tàn, hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện một cách trực tiếp ở ngôi thứ nhất, chủ yếu xưng “ta”, và nhân vật trữ tình hầu hết thống nhất một cách rõ ràng với tác giả. Còn đối với các tập thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến, nhân vật trữ tình xuất hiện với việc nhân xưng một cách phong phú, đa dạng hơn; có thể là xưng con, xưng tôi, xưng anh, xưng ta… đối với các đối tượng trữ tình khác nhau. Chẳng hạn:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”

(Tiếng hát con tàu, Ánh sáng và phù sa) Và:

Tôi đến trước đồi Điện Biên rực lửa, Cỏ mùa xuân che lấp chổ anh nằm.”

(Chim lượn trăm vòng, Ánh sáng và phù sa)

Và:

Anh yêu em nhưng chẳng gần em được Tình ái cũng cắt chia theo đất nước.

Anh yêu em trời Bắc cách trời Nam

(Giữa tết trồng cây, Ánh sáng và phù sa) Ở đây nhân vật trữ tình có xuất hiện một cách trực tiếp ở ngôi thứ nhất, xưng “ta”; nhưng nó có sự khác biệt so với thơ Điêu tàn. Sự khác biệt thứ nhất là về mức độ, như đã nói, trong Điêu tàn thì hình tượng nhân vật trữ tình chủ yếu xưng “ta”; còn thơ thời kỳ kháng chiến, nhân vật trữ tình có xưng “ta” bên cạnh các hình thức xuất hiện phổ biến khác như xưng “con”, “tôi”, “anh”… Điểm khác biệt thứ hai là về tính chất. “Ta” trong

cái “ta” mang tính chất bản ngã, nhấn mạnh cái riêng biệt, cái duy nhất, có sự đối lập với cái chung, với cái bên ngoài. Còn “ta” trong thời kỳ kháng chiến lại có xu hướng, khuynh hướng hướng tới cái chung, cái cộng đồng. Hình tượng nhân vật trữ tình xưng “ta” ở đây gần với “chúng ta”, thậm chí là đồng nhất, đồng nghĩa với “chúng ta” chứ không phải là cái “ta” bản ngã. Điều này được biểu hiện qua các câu thơ như:

“Các anh ơi !

Máu đỏ của trái tim mà ta gọi là cờ”

(Chào mừng, Gửi các anh) Và:

Ta chịu đau mà sinh hạ các bài ca ………..

Những phút nhìn trời. Ta đâu tiếc thịt xương ta !

Ta xẻ mình ra ngang dọc chiến hào”

(Thời sự hè 72, bình luận; Những bài thơ đánh giặc) Qua một vài dòng thơ trên, có thể thấy ở đây nhân vật trữ tình – người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tình cảm, tư tưởng trong thơ xưng “ta” với hàm nghĩa là “người phát ngôn”, “người đại diện” cho cái chung, mang tính chung cho cả cộng đồng, cho “chúng ta” chứ không phải riêng cái “ta” (ngã) của tác giả. Nói cách khác, có thể nói điểm nhìn nghệ thuật của thi nhân đã có sự vận động, thay đổi đi từ cái riêng đến với cái chung.

Thêm nữa, việc hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Chế Lan Viên thời kỳ kháng chiến xuất hiện một cách trực tiếp và “xưng danh” theo nhiều cách khác nhau như: “con”, “anh”, “tôi”, “ta”… thể hiện một điều rằng ở đây tác giả đã soi chiếu mình vào nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều hơn so với sự đối lập mang tính nhị nguyên giữa “tôi” – “ta”, giữa cái bản ngã với cái bên ngoài “tôi”, không phải “tôi” như trong

Một phần của tài liệu Sự sống và cái chết trong thơ Chế Lan Viên (Trang 118)