Sơn và tác động của nó tới DLST
3.3.1.1.Vị thế địa lý đối với du lịch
Vùng hồ Quan Sơn nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Nam. Đây là vùng bán sơn địa, có dãy núi đá vôi phía tây nằm xem lẫn với vùng hồ rộng lớn hơn 880ha, phía đông là phần đồng bằng, là nơi chuyển tiếp giữa hệ thống núi đồi Tây Bắc và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Khu vực hồ Quan Sơn có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển du lịch, nằm trong cụm du lịch tâm linh - nghỉ ngơi, giải trí - dƣỡng bệnh kéo dài từ Kim Bôi (Hòa Bình) đến tận Chùa Hƣơng (Hà Nội). Với giao thông thuật tiện, nằm ngay gần quốc lộ 21B, trên trục đƣờng 76 liên huyện Mỹ Đức (Hà Nội) và Lạc Thủy (Hòa Bình), cách khu du lịch Hƣơng Tích 16km về phía Tây Nam, đây đƣợc xem là một vị trí có nhiều tiềm năm để phát triển DLST và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, từ trung tâm kinh tế xã hội của cả nƣớc là Hà Nội đến khu vực này chỉ mất khoảng 1,5 giờ ôtô. Các phƣơng tiện vận chuyển công cộng qua đây cũng rất nhiều và tần suất cao do nằm gần khu du lịch Hƣơng Tích. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng gần 30 chuyến xe khách và xe bus đi qua hoặc gần qua khu vực này, thời gian hoạt động từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
80 3.2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo và đồi núi tự nhiên
Vùng hồ Quan Sơn gồm hơn 100 ngọn núi đá vôi nằm phía tây của khu vực. Do đây là phần cuối trong hệ thống núi đá vôi Tây Bắc nên không có nhiều nét đặc trƣng của địa hình đá vôi. Tuy không có đƣợc các hang động Karst nhƣ Phong Nha- Kẻ Bàng hay những nhũ đá nhƣ ở Vịnh Hạ Long nhƣng vẫn có dấu vết của các đợt kiến tạo địa hình đặc trƣng. Đó là các karst dạng nón, karst bị chia cắt mạnh... tạo nên cảnh quan kỳ vĩ cho nơi đây. Đặc biệt, sự tồn tại của các ngọn núi nằm giữa lòng hồ, những vết trƣợt karst ... tạo ra nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn khách du lịch tới đây. Hiện nay hoạt động du lịch chủ yếu khai thác yếu tố này.
b. Điều kiện khí hậu ôn hòa
Tuy chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông nhƣng nhìn chung khí hậu nơi đây tƣơng đối mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.5oC, độ ẩm trung bình khoảng 83-85%, trung bình trong năm có từ 120 đến 140 ngày nắng. Mùa mƣa kéo dài nhƣng chỉ tập trung vào 3 tháng 7, 8, 9. Điều kiện khí hậu nhƣ vậy là tƣơng đối dễ chịu với ngƣời dân Việt Nam, thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra [23].
c. Tài nguyên nước và sinh cảnh hồ nước rộng lớn đa dạng
Vùng hồ Quan Sơn với sinh cảnh chính là phần mặt nƣớc hồ rộng 883ha đƣợc sử dụng với mục đích phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. Hồ không chỉ kéo dài liên tục hơn 18km mà còn có nhiều ngách rộng, len lỏi vào các hẻm núi đá vôi nhƣ hồ Ngái Lạng, Thung Voi Nƣớc... Nhƣ đã đề cập ở trên, chất lƣợng nƣớc hồ tuy không đạt tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt nhƣng đủ tiêu chuẩn để nuôi trồng thủy sản và phát triển dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại vùng này chỉ diễn ra đƣợc vào thời điểm nƣớc đầy (từ tháng 5 đến tháng 10). Thời điểm này trùng với mùa du lịch trong năm (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8) nên vùng hồ cũng đƣợc sử dụng tối đa. Mùa khô do tháo nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện nên diện tích mặt nƣớc bao phủ rất ít, không đủ để nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch. Đây chính là một hạn chế lớn của vùng hồ Quan Sơn khi mở rộng phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.
81
d. Tài nguyên sinh vật
Do có nhiều dạng địa hình khác nhau nên cũng hình thành nên nhiều sinh cảnh sống khác nhau tại khu vực này, tạo điều kiện tốt cho nhiều loài động thực vật tới đây sinh sống.
Diện tích rừng bao phủ trên núi đá vôi tƣơng đối lớn, không có tình trạng đồi núi trọc nhƣng tính đa dạng không cao. Những loại cây trồng phổ biến ở vùng này là cây lƣơng thực (lúa, ngô), cây ăn quả (vải, nhãn), cây công nghiệp ngắn ngày (sắn)… Bên cạnh đó, số lƣợng những loài cây thuốc cũng rất lớn, tại khu vực vùng hồ Quan Sơn ghi nhận có tới 392 loài. Đây là một tiềm năng lớn không chỉ có ý nghĩa về sinh học mà cả về DLST.
Khu hệ động vật của khu vực này cũng tƣơng đối đa dạng, với 192 loài động vật có xƣơng sống sinh sống. Trong số đó, có tới 23 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài ở cấp độ nguy cấp và rất nguy cấp. Điều này chứng tỏ, bên cạnh khu hệ thực vật đa dạng, nơi đây vẫn còn những loài động vật quý hiếm, có ý nghĩa sinh học cao và có giá trị về mặt kinh tế. Tuy vùng hồ Quan Sơn không có những loài đặc hữu, nhƣng sự phong phú về thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng những loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam đã chứng tỏ đây là một khu vực có sự đa dạng về mặt sinh học, có tiềm năng để phát triển loại hình DLST. Bên cạnh đó, từ thực trạng những số liệu điều tra đƣợc và những số liệu của các điều tra trƣớc đây về khu vực này đã nói lên rằng đây là một khu vực đang bị tác động nghiêm trọng của con ngƣời cả về cấp độ và mức độ. Đề bảo tồn và phục hồi những tài nguyên vốn có của khu vực này cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm đƣa ra những định hƣớng cụ thể cho khu vực.
3.2.2.3.Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên tự nhiên
Từ những tài nguyên vốn có của vùng hồ Quan Sơn, có thể đánh giá đây là một vùng có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch.
Vùng hồ Quan Sơn không chỉ có một vùng hồ rộng lớn, có nhiều hòn đảo “đá vôi” nằm xen kẽ mà còn có những địa danh do thiên nhiên tạo thành đƣợc ví nhƣ một Hạ Long trên cạn. Bên cạnh đó, khu hệ động thực vật phong phú cũng là một trong những nét hấp dẫn du khách tới đây thăm quan, nghỉ dƣỡng. Theo tài liệu
82
thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) điều tra về sở thích của khách du lịch cho thấy: 45% số khách du lịch thích nghỉ ở vùng biển hoặc hồ, 14% số du khách thích nghỉ ở vùng núi [23]. Điều này chứng tỏ, Quan Sơn là một vùng có tính hấp dẫn cao về du lịch. Cũng theo số liệu nghiên cứu về các loại hình DLST ở Việt Nan (đã trình bày trong Chƣơng 1 của luận văn), khu vực này hoàn toàn có thể tiến hành các hoạt động DLST nhƣ đi bộ trong rừng, chèo thuyền, xem chim và câu cá. Đây là những loài hình hoàn toàn dựa vào những tiềm năng sẵn có của vùng.
Để phát triển các loại hình du lịch nói chung và DLST nói riêng tại khu vực này cũng cần quan tâm tới độ bền vững của môi trƣờng tự nhiên – đây là một đặc điểm cơ bản của loại hình DLST. Vùng hồ Quan Sơn từ lâu đã chịu tác động của con ngƣời và ngày càng tác động mạnh mẽ hơn tới sinh cảnh tự nhiên. Cụ thể là hệ thống rừng tự nhiên không còn mà thay vào đó là rừng thứ sinh nhƣng cũng bị khai thác mạnh. Vì lý do này mà chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của môi trƣờng tự nhiên vùng hồ Quan Sơn chỉ ở mức trung bình, phạm vi hoạt động du lịch bị hạn chế tại một số khu vực. Do vậy, để tạo điều kiện cho phát triển DLST, điều cần thiết phải làm là tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp bảo tồn, phục hồi lại sự đa dạng sinh học.
Sự bất lợi trong việc phát triển các loại hình du lịch nơi đây còn thể hiện ở sự giới hạn thời gian khai thác du lịch. Cụ thể, vùng hồ Quan Sơn chỉ tiến hành các dịch vụ du lịch vào mùa nƣớc, tức là khoảng cuối tháng 5 đến hết tháng 11. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian mùa hè, khi mà hoa trang trắng nở khắp các hồ, bao phủ lên hồ màu trắng của hoa xen lẫn màu xanh của nƣớc tạo nên cảnh sắc rất đẹp và hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, tại hồ Giang Nội còn có một vùng trồng rất nhiều sen, cứ mỗi dịp sen nở là nơi đây lại trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách. Thời gian còn lại trong năm, mực nƣớc hồ xuống thấp, hoạt động đi lại trên hồ gặp khó khăn, cơ sở cho nhiều loại hình du lịch cũng khó diễn ra hơn, du khách đến Quan Sơn vào thời kỳ này chủ yếu là để nghỉ dƣỡng.
3.3.2. Đánh giá các nhân tố sinh thái nhân văn của vùng hồ Quan Sơn và tác động của nó tới DLST Sơn và tác động của nó tới DLST
Không giống nhƣ tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con ngƣời tạo ra, gồm tài nguyên nhân văn vật
83
thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể. Do nằm gần với khu du lịch tâm linh nổi tiếng Hƣơng Sơn nên vùng hồ Quan Sơn cũng chịu ít nhiều ảnh hƣởng của những giá trị văn hóa nơi đây.
Với địa hình trải dài trên 4 xã, vùng hồ Quan Sơn hiện vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa dân tộc của vùng nông thôn Bắc Bộ. Đó là nếp sống thuần khiết của làng xóm Việt Nam, là các lễ hội truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng mỗi độ tết đến xuân về. Chỉ đơn giản là lễ hội “Tịch Điền” xuống ruộng đầu năm của nông dân các xã vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch hay lễ hội truyền thống của nhân dân xã Tuy Lai vào ngày 12-13 tháng 1 âm lịch cũng là một nét đẹp văn hóa mà nhiều du khách muốn đƣợc tìm hiểu, khám phá. Vì các lễ hội này thƣờng diễn ra không liên tục giữa các năm mà có sự gián đoạn, quy mô tổ chức nhỏ lại không đúng mùa hoạt động du lịch nên không đƣợc quan tâm và đầu tƣ tƣơng xứng với giá trị văn hóa của nó.
Cùng với các hoạt động lễ hội, hoạt động tâm linh của khu vực cũng đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia. Tại khu Quan Sơn có các chùa nhƣ chùa Cao, chùa Hàm Long, chùa Bồ Đề, Linh Sơn Tự, Thung Phật... Tuy nhiều chùa phải đi thuyền trên khu vực hồ nhƣng vẫn có một lƣợng đáng kể ngƣời dân và khách du lịch tới thăm quan vãn cảnh chùa (Thung Phật, Linh Sơn Tự...). Hiện nay, một số chùa đã có đƣờng bộ đi lại thuận tiện nhƣ chùa Cao, chùa Hàm Long. Đặc biệt, khu vực chùa Cao, không chỉ có chùa chính nằm cao trên lƣng chừng núi với tƣợng phật Quan Âm Trắng trông ra cảnh hồ, mà còn có chùa Kim Cƣơng (đã hoàn thiện giai đoạn 1 và đi vào sử dụng từ đầu năm 2011) và lầu Di Lặc nằm ngay chân núi ven hồ, tạo nên một quần thể chùa chiền đặc sắc cho khu vực này (Hình 3.12).
Cách vùng hồ Quan Sơn gần 1km là di tích thành nhà Mạc. Những ngọn núi đá vôi của vùng hồ chính là nơi xƣa kia các quan binh nhà Mạc đứng quan sát trận chiến Lê-Mạc nên mới có tên gọi là Quan Sơn. Di tích này hiện chỉ còn lại tƣờng thành cổ, cổng thành nằm ngay trên đƣờng 431 từ cầu Dậm đi chợ Bến. Ngoài ra, trong lòng hồ còn có các di tích lịch sử kháng chiến nhƣ an toàn khu của công binh xƣởng sản xuất vũ khí tại núi Côi (Tuy Lai). Hồ Tuy Lai cũng đã chứng kiến chiến công của nhân dân xã bắt sống phi công Mỹ trong thời kỳ chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai của Đế quốc Mỹ năm 1968.
84
Dù không có làng nghề truyền thống hoặc các lễ hội lớn nhƣng các loại hình tài nguyên nhân văn của khu vực tƣơng đối đa dạng, có nhiều bản sắc văn hóa của địa phƣơng và có ý nghĩa lịch sử. Nếu đƣợc đầu tƣ và quảng bá hơn nữa, nó có thể góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hình 3.12. Chùa Bồ Đề với tƣợng Phật trên đỉnh núi
3.3.3. Đánh giá các hoạt động xã hội của con người và tác động của nó tới DLST nó tới DLST
Cùng với sự phát triển của xã hội là các tác động tiêu cực mà cƣ dân vùng hồ đang gây ra cho hệ sinh thái và sinh vật nơi đây. Với rất nhiều các hoạt động trực tiếp và gián tiếp làm ảnh hƣởng đến quá trình sống, sinh sản và phát triển của động vật, thực vật, nhân dân 4 xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm đang dần làm mất đi tính hoang sơ và đa dạng của tự nhiên, phá hủy môi trƣờng sống của nhiều loài. Cụ thể là các hoạt động nhƣ khai thác đá vôi, săn bắn trái phép, các lò gạch, hoạt động đi lại của ngƣời dân trong thung, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ...
Núi ở vùng hồ Quan Sơn chủ yếu là núi đá vôi. Do đó, chúng trở thành nguyên liệu sẵn có phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và xây dựng của ngƣời dân nên đƣợc khai thác rất nhiều. Trong phạm vi 4 xã, có tới 3 cơ sở sản xuất đá vôi với những hoạt động gây bụi không khí, ô nhiễm môi trƣờng và tạo ra tiếng ồn đến cƣ dân xung quanh và cả những sinh vật sống gần đó. Ngoài ra, tại địa bàn giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, tại khu vực hồ Tuy Lai 1 có cơ sở sản xuất đá xanh quy mô lớn, hoạt động này cũng góp phần đáng kể làm ảnh hƣởng đến các sinh vật trong vùng.
85
Một hoạt động không thể không nói đến ở vùng hồ Quan Sơn là nuôi trồng thủy sản trên khắp các hồ, ao trong khu vực. Việc làm này ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân còn làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Hoạt động nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, lƣợng thức ăn mà ngƣời dân thả xuống hồ cũng không đƣợc định lƣợng cụ thể mà chỉ dựa trên cảm tính cho nên vô tình làm thay đổi chất lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật khác.
Hoạt động đi lại trên hồ và trồng cây lƣơng thực, hoa màu trong các thung của ngƣời dân cũng làm mất bản sắc cảnh quan tự nhiên. Ngoài ra, trên địa bàn Thung Cống (trải dài từ phần cuối Thung Mơ đến tận Thung Cống) có khu quân sự với các hoạt động nhƣ tập trận, bắn súng ... gây tiếng ồn và tác động rất xấu đến các loài động vật đặc biệt là các loài chim trên địa bàn.
3.3.4. Định hướng quy hoạch DLST vùng hồ Quan Sơn
Hiện nay, DLST đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành hình thức du lịch có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch. Đó là DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các vƣờn quốc gia hay các khu dự trữ sinh quyển với đối tƣợng hƣớng tới là các loài động vật, thực vật, các sinh cảnh sinh sống của các loài... Việc thăm quan du lịch trong thế giới động thực vật làm cho con ngƣời đƣợc nghỉ ngơi, thƣ giãn, giảm bớt những lo âu và tăng thêm tình yêu thiên nhiên, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trƣờng.
Vì những lý do trên, nhu cầu phát triển loại hình DLST tại vùng hồ Quan Sơn là một xu hƣớng chung của sự phát triển. Nhƣng để củng cố, hoàn thiện và phát triển hơn nữa các điều kiện của vùng hồ, làm cho hồ thực sự trở thành một khu du lịch hấp dẫn khách DLST thì Ban quản lý cần phải có những chiến lƣợc phát triển đúng đắn và toàn diện trên mọi mặt. Đó là những định hƣớng quy hoạch vừa đảm bảo đƣợc sự cân bằng thiên nhiên, vừa phát triển du lịch, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân, vừa không làm tổn hại tới sự phát triển bền vững của vùng hồ. Từ