Hệ sinh thái dân cƣ

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 55)

Nhƣ đã trình bày phần trên, vùng hồ Quan Sơn trải dài trên địa phận 4 xã: Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai và Thƣợng Lâm. Trong đó, Hợp Tiến là xã có mật độ dân cƣ đông nhất với 847 ngƣời/km2

, và Hồng Sơn là xã có mật độ dân cƣ thấp nhất với 414 ngƣời/km2; Tuy Lai là xã có diện tích rộng nhất và cũng có mật độ dân cƣ khá thƣa thớt với 485 ngƣời/km2. Điều này góp phần củng cố lý giải về thảm thực vật mọc tƣơng đối dày trên hệ sinh thái ao hồ ở vùng này.

Hợp Tiến là xã có nhiều hoạt động tác động tới hệ sinh thái tự nhiên nhất. Xã có các cơ sở khai thác đá, chế biến gỗ và hoạt động lò gạch. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã này cũng diễn ra thƣờng xuyên hơn. Đặc biệt, xã Hợp Tiến là xã có khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn với các hoạt động du lịch diễn ra thƣờng kỳ, chủ yếu có dịch vụ nghỉ dƣỡng, ăn uống và dịch vụ đi thuyền ngắm cảnh trên hồ. Tuy vậy, vào mùa khô, dịch vụ du lịch ở đây bị ngừng trệ do hồ cạn nƣớc, thuyền không thể đi lại. Cảnh quan nơi đây vào mùa khô cũng không thu hút đƣợc du khách một phần do thảm thực vật và động vật tƣơng đối nghèo, việc di chuyển trên lòng hồ khá khó khăn vì mặc dù hồ đã cạn nƣớc nhƣng một phần diện tích vẫn còn úng trũng và ngập lún khiến cho việc đi lại không thuận tiện.

Quần xã sinh vật ở đây là quần xã sinh vật nhân tạo. Thực vật ở khu vực dân cƣ rất nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng với các mục đích khác nhau, bao gồm các

54

cây bụi nhỏ quanh nhà, cây làm cảnh, các cây trồng lấy bóng mát trên đƣờng nhƣ cây đa, cây bàng, cây gạo... Một số gia đình có trồng cây ăn quả: nhãn, vải, đu đủ.... Phần lớn nhà cửa ở khu dân cƣ đều san sát nhau, khá khang trang. Ở các xã đều có đƣờng lát bê tông, chỉ có đƣờng đê và một số con đƣờng nhỏ gần khu vực hồ vẫn còn là đƣờng đất.

Động vật ở khu vực dân cƣ chủ yếu là động vật nuôi nhƣ bò, dê,chó, mèo, gà, vịt, lợn. Ngoài ra, một số loài nhƣ chim sẻ, chim chích đã thích nghi với đời sống có mặt con ngƣời cũng xuất hiện thƣờng xuyên. Hệ sinh thái dân cƣ có quan hệ chặt chẽ với các hệ sinh thái khác. Trâu, bò thƣờng đƣợc chăn thả trên các bãi cỏ, dê thả trên núi, vịt đƣợc nuôi ở các ao cá. Một số loài động vật sống ở hệ sinh thái nông nghiệp đôi khi cũng sang hệ sinh thái dân cƣ kiếm ăn.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 55)