KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU – VÙNG HỒ QUAN SƠN

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 33)

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6, qua Hà Ðông, đi tiếp theo quốc lộ 21B đến thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Ðức, rẽ theo đƣờng 76 khoảng 5km, rẽ phải là tới vùng hồ Quan Sơn. Khu vực hồ Quan Sơn nằm trên địa phận 4 xã: Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai và Thƣợng Lâm thuộc huyện Mỹ Đức, nằm về phía Tây – Nam tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Hồ có tổng diện tích mặt nƣớc 883 ha, gồm hệ thống các hồ: hồ Giang Nội (hồ Quan Sơn), hồ Sông, hồ Dƣới Đăng (hồ Ngoài) thuộc địa phận xã Hợp Tiến; hồ Ngái thuộc xã Hồng Sơn; hồ Tuy Lai chia thành Tuy Lai 1, Tuy Lai 2 và Tuy Lai 3 thuộc hai xã Tuy Lai và Thƣợng Lâm. Các hồ nhỏ này thông nhau bởi các cống [31,32].

Hồ Quan Sơn đƣợc hình thành từ năm 1959 khi nhân dân huyện Mỹ Đức đắp đê tại địa phận Cầu Dậm để chặn suối Cầu Đƣờng, một con suối chảy từ huyện Lƣơng Sơn, qua Kim Bôi đến chợ Bến và đổ về Cầu Dậm. Từ đó, khu vực này trở thành vùng ngập nƣớc. Đến năm 1964, đập tràn Cầu Dậm đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng và các công trình chính của hồ (đập tràn, cống, đập đất) tiếp tục đƣợc đầu tƣ mở rộng và nâng cấp vào các năm 1978, 1985, 1999, 2010. Lúc đầu, việc đắp đê ngăn suối chỉ nhằm tạo thành hồ lƣu trữ nƣớc trong mùa mƣa để có nguồn nƣớc tƣới vào mùa khô cho khoảng 1000ha đất canh tác nông nghiệp của các xã trong huyện nhƣng đến năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1263 QĐ/UBND-QLN ký ngày 13/04/1999, phê duyệt dự án “Sửa chữa, nâng cấp hệ thống hồ Quan Sơn huyện Mỹ Đức nhằm đáp ứng chức năng rộng lớn

32

hơn: bảo đảm chống lũ an toàn, đảm bảo ổn định tƣới trên 1000 ha đất canh tác của huyện Mỹ Đức, thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện phát triển du lịch vùng hồ và thả cá trong hồ [4,8,9].

Phần lớn vùng hồ Quan Sơn là do Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn quản lý. Tiền thân là Công ty Quốc doanh thủy sản Mỹ Đức - một doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thành lập từ năm 1971 với nhiệm vụ chính là sản xuất cá giống và nuôi cá thịt. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty đƣợc tổ chức và điều hành gồm:

- 1 Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị

- 2 Phó giám đốc kiêm phó Chủ tịch hội đồng quản trị - Các phòng ban

- Các đội sản xuất kinh doanh bao gồm: 11 đội nuôi cá, 1 đội nuôi ba ba, 1 đội du lịch (gồm 4 tổ là tổ thắng cảnh, tổ nhà nghỉ, tổ thuyền và tổ dịch vụ ăn uống). Từ năm 1994 đến nay, sau khi đổi tên, Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn có 3 nhiệm vụ chủ yếu là:

- Nuôi trồng thủy sản

- Sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng - Kinh doanh du lịch

Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch chủ yếu vào thời kỳ hồ ngập nƣớc (từ khoảng cuối tháng 5 đến tháng 2). Vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, do phần lớn nƣớc trong hồ bị tháo cạn để phục vụ nông nghiệp cho cả huyện Mỹ Đức nên các hoạt động nuôi trồng thủy sản và du lịch bị hạn chế rất nhiều [4,9].

* Về nuôi trồng thủy sản

Tại hồ Quan Sơn, nuôi trồng thủ y sản là m ột ngành sản xuất mang tính đặc thù riêng, có chu kỳ sản xuất dài, quy mô sản xuất vừa, mang tính thủ công truyền thống. Quy trình nuôi trồng thủy sản đƣợc áp dụng ở vùng hồ Quan Sơn gồm các bƣớc: Cá bố mẹ → Đẻ và ấp cá bột → Ƣơm nuôi cá hƣơng → Ƣơm nuôi cá cấp 3 → Cá thƣơng phẩm.

Quá trình sản xuất đƣợc tính từ khi đƣa cá bố mẹ vào nuôi vỗ từ tháng 9 âm lịch năm trƣớc đến tháng 1, tháng 2 âm lịch năm sau. Khi thời tiết nắng ấm, nhiệt độ

33

từ 18o đến 28oC thì bắt đầu cho cá đẻ. Quá trình đẻ và ấp trứng trong một tuần cho cá bột, ƣơm nuôi 1 tháng lên cá hƣơng, đem ƣơm nuôi khoảng 2 tháng lên cá cấp 3 sau đó chuyển sang các hồ nuôi cá thƣơng phẩm khoảng 7 – 8 tháng thì thu hoạch [4].

* Về sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng

Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có của vùng hồ Quan Sơn, Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn đã khai thác lòng hồ và một số ruộng đất xấu ven hồ để lấy đất làm nguyên liệu sản xuất gạch. Tuy nhiên, việc sản xuất gạch chỉ tập trung trong phạm vi hẹp, chủ yếu thuộc địa phận xã Tuy Lai. Đối với loại hình kinh doanh này, công ty đã tiến hành tổ chức theo hình thức giao thầu cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài công ty nhận từng hợp đồng sản xuất gạch. Theo định kỳ của hợp đồng, các tổ chức, cá nhân nộp sản phẩm về công ty [4].

* Về kinh doanh dịch vụ du lịch

Khu DLST Quan Sơn đƣợc xây dựng trong phạm vi vùng hồ Quan Sơn, nơi mang nhiều dấu ấn văn hóa dân tộc, đậm sắc lễ hội truyền thống và nếp sống thuần khiết của làng quê Việt Nam. Thời Mạc, các quan triều đình thƣờng lấy vị trí dãy núi này để quan sát cuộc chiến Lê - Mạc, nên có tên là Quan Sơn. Khu DLST hồ Quan Sơn nằm trong cụm tam giác du lịch tâm linh - nghỉ ngơi, giải trí - dƣỡng bệnh, đƣợc coi là một Hạ Long trên cạn.

Ngay từ những năm 1960, hồ Quan Sơn đã đƣợc bao quanh bởi một bên là các dãy núi đồi kế tiếp nhau, một bên là đê bao dài 20 km chạy dọc từ xã Thƣợng Lâm đến xã Hợp Tiến. Việc khai thác du lịch vùng Quan Sơn đƣợc quy hoạch với gần 3.000 ha thuộc địa phận bốn xã: Hợp Tiến, Tuy Lai, Hồng Sơn, Thƣợng Lâm, gồm diện tích mặt nƣớc hồ rộng 883 ha (dài 16 km, rộng 2 km); gần 100 ngọn núi đá vôi với độ che phủ rừng tái sinh hơn 80%. Theo điều tra quy hoạch rừng năm 1992, vùng này có nhiều loài thực vật, thuộc nhiều họ cây quý hiếm, cây làm thuốc, cây đặc sản, cây phong cảnh. Ở đây, ngƣời ta đã phát hiện đƣợc nhiều loại chim, thú, bò sát sống hoang dã trong rừng tuy số lƣợng cá thể từng loài ít.

Sự hấp dẫn của khu du lịch Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên, thuần phác đến mức hoang sơ. Khi đến du lịch ở Quan Sơn, du khách sẽ đƣợc các thuyền nhỏ chở đi leo núi thƣởng ngoạn cảnh thiên nhiên với các địa danh: núi Trâu Trắng, đảo Sƣ

34

Tử, núi Quai Chèo, đồi Voi Phục… hoặc Cửa Thung Voi Nƣớc, núi Bàn Cờ, Hoa Quả Sơn. Bên cạnh đó du khách còn đƣợc thăm quan Chùa Linh Sơn nằm ở ngay chân núi Linh Sơn, soi bóng xuống hồ Giang Nội, chùa Cao, chùa Hàm Long nằm bên bờ hồ Tuy Lai. Vƣợt qua núi đá Trƣợt, lên đập Tràn Ngái, du khách có thể thỏa sức hít thở bầu không khí trong lành và ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch Quan Sơn. Núi non trùng điệp uốn lƣợn quanh hồ, điểm xuyến thêm là màu xanh của rừng, của các đầm sen, đồng lúa đã tạo nên một Quan Sơn đầy ấn tƣợng. Khách có thể ghé thăm các làng mạc quanh hồ và đặc biệt vào tháng 10 dƣơng lịch cho đến tháng 3, du khách sẽ đƣợc ghé thăm thung Voi, sân chim của Quan Sơn với đủ các loài chim về đây trú ngụ, xây tổ. Hiện tại, huyện Mỹ Đức đã có dự án phục hồi các loài động vật vùng núi đá vôi nhƣ khỉ, sóc, sơn dƣơng, trăn đất, tắc kè... và lập trang trại, vƣờn sinh thái, khu chăn nuôi các loài động vật nhƣ hƣơu, nai, gấu, khỉ để phục vụ nhu cầu phát triển DLST và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên..

35

Chƣơng 2 - THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 33)