Sinh cảnh chính của vùng hồ Quan Sơn là diện tích mặt nƣớc hồ lên tới 883 ha chạy dọc bốn xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm (Hình 3.4). Hình dạng hồ là một dải dài từ Bắc đến Nam, phình rộng ra ở khu vực hồ Quan Sơn và hồ Ngái Lạng.
Chất lƣợng nƣớc hồ qua khảo sát đƣợc cho là tƣơng đối sạch [9]. Mặc dù có một vài chỉ số không đạt tiêu chuẩn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt (nhƣ hàm lƣợng NH4+, NO3-, hàm lƣợng chất rắn lơ lửng TSS ...) nhƣng cũng đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng phù hợp cho các loài thủy sinh vật sinh sống. Điều này có đƣợc, sở dĩ là do nƣớc trong hồ luôn đƣợc trao đổi hàng năm: sự tích nƣớc mƣa và nƣớc suối vào mùa nƣớc đầy, tháo cạn nƣớc phục vụ xản xuất vào mùa cạn. Đáng chú ý là hàm lƣợng NH4+ khá cao ở cả ba hồ chính trong hệ thống hồ Quan Sơn do hoạt động cung cấp thức ăn của ngƣời dân trong nuôi trồng thủy sản rất tùy tiện, lƣợng thức ăn không đƣợc định lƣợng rõ ràng mà theo chủ quan cá nhân của ngƣời chăn nuôi dẫn đến hàm lƣợng đạm cao hơn mức cho phép.
47
Hình 3.4. Một góc của vùng hồ Quan Sơn
Mực nƣớc hồ khá sâu vào mùa nƣớc đầy cùng với hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thích hợp, thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh vật sinh sống. Hồ đƣợc chia thành nhiều hồ nhỏ do ngƣời dân đắp đập phân chia các vùng nuôi cá, và chỉ đƣợc thông với nhau qua các cửa cống. Ngoài ra, để tránh xảy ra việc cá lọt qua cửa cống thông sang các hồ khác nhau thì ngƣời dân ở đây cũng làm các lƣới chắn. Do đó, việc di chuyển của các quần thể cá trong khu vực này là rất hạn chế. Tuy nhiên, theo điều tra khảo sát, khu vực này có nhiều loài cá vừa có mặt ở hồ, vừa có mặt ở sông hoặc ao nuôi [9].
Tính đa dạng loài cá giảm dần từ hồ Dƣới Đăng, hồ Sông Ngoài, hồ Giang Nội, hồ Ngái, đến hồ Tuy Lai. Do hồ Dƣới Đăng thông với sông Đáy và sông đào Mỹ Hà qua đập tràn Cầu Dậm và một số kênh mƣơng nên các loài cá trong sông có thể di chuyển vào hồ, tạo cho hồ có tính đa dạng về cá cao nhất. Ngƣợc lại, hồ Tuy Lai ở xa đập tràn nhất, không có liên hệ với suối hoặc kênh mƣơng nào nên tính đa dạng về cá thấp nhất, chỉ đơn thuần là các loài cá do ngƣời dân nuôi trồng và cá tự nhiên trong hồ. Ngoài cá, động vật phổ biến nhất thƣờng hay xuất hiện ở khu vực hồ là một số loài chim nhƣ bồng chanh và cò bợ, thƣờng xuyên bay liệng sát mặt nƣớc hồ để kiếm ăn.
48
Thực vật vào mùa nƣớc lên, ngoài những bãi lau sậy, cây điền điền sống ngập nƣớc còn có một loại cây rất phổ biến ở hồ là cây hoa trang trắng, với lá có bản tròn nhƣ lá sen, tuy nhiên nhỏ hơn, hoa trắng và nhỏ. Vào khoảng tháng 7, tháng 8, loại cây này nở hoa và phát triển dày che phủ một diện tích lớn mặt hồ tạo nên khung cảnh rất thơ mộng (Hình 3.5). Bên cạnh cây hoa trang, nhiều khu vực trong thung thuộc vùng hồ còn có sen mọc phủ kín diện tích mặt nƣớc (ví dụ nhƣ Thung Voi, khu vực thung gần đảo Độc Lập) (Hình 3.6). Vào mùa sen nở, cảnh sắc nơi đây đặc biệt hấp dẫn, nhiều ngƣời tới đây để chụp ảnh, ngắm sen và thăm thú thiên nhiên. Có thể nói, một trong những nét hấp dẫn khách du lịch tới vùng hồ Quan Sơn chính là hoa trang trải khắp mặt hồ và bãi sen mùa nở hoa.
Hình 3.5. Hoa Trang trắng hồ Quan Sơn Hình 3.6. Mùa sen nở trên hồ Quan Sơn
Khu vực hồ Ngái Lạng, đoạn gần hồ Tuy Lai còn xuất hiện cây củ ấu mọc nhiều trên diện tích bề mặt hồ, tƣơng tự nhƣ cây sen và cây trang. Sự phát triển mạnh của các loại cây thủy sinh này khiến cho việc đi lại bằng thuyền trên hồ ở nhiều chỗ trở nên khá khó khăn. Đặc biệt vào mùa hoa sen và hoa trang trắng nở trải khắp mặt hồ, việc chèo thuyền trở khách thăm quan trở nên rất vất vả với những ngƣời phục vụ khách du lịch. Thảm thực vật của vùng hồ cũng phát triển mau dần từ Nam lên phía Bắc, theo hƣớng từ hồ Quan Sơn đến hồ Tuy Lai 1. Thậm chí, khu vực hồ Tuy Lai 1 xuất hiện những bãi lau sậy dày đặc, che phủ hầu hết diện tích mặt
49
nƣớc. Điều này có thể đƣợc lý giải là do khu vực hồ Tuy Lai 1 không đƣợc tận dụng làm hồ nuôi cá, dân cƣ rất thƣa thớt, chính vì thế không chịu tác động nhiều của con ngƣời và thực vật có điều kiện phát triển mà không bị cản trở.
Tuy nhiên, vào mùa khô, khi nƣớc hồ cạn, nhiều khu vực chỉ còn trơ ra lòng hồ thì những thực vật thủy sinh này nằm vùi trong các khoảnh đất còn ƣớt, xăm xắp nƣớc. Ở nhiều diện tích bị tháo cạn nƣớc, đất trở nên khô cứng có thể đi lại đƣợc trên đó. Một số nơi cỏ mọc dày tạo thành các bãi chăn thả gia súc, đặc biệt là các diện tích đất nằm men theo chân núi đá vôi (Hình 3.7). Thời gian này cá và các loài động vật không xƣơng sống (điển hình là ốc) trong nhiều khu vực lòng hồ đƣợc khai thác và đánh bắt hết. Các chủ nuôi trồng thủy sản quây hồ thành những ao nhỏ để nuôi cá giống, chờ mùa nƣớc lên để thả năm sau. Mùa này, khoảng thời gian buổi trƣa từ 12h00, có những đàn cò về tập trung ở phần diện tích giữa hồ Quan Sơn, khu vực vẫn còn tồn đọng lại một lƣợng nƣớc nhỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo ghi nhận của ngƣời dân địa phƣơng, số lƣợng cò về cƣ trú đã giảm dần, do hoạt động săn bắn trái phép của ngƣời dân và tác động lớn của con ngƣời đến diện tích đất mà cò hay tới.
Hình 3.7. Vùng hồ Quan Sơn mùa cạn nƣớc
Nhƣ vậy, hệ sinh thái hồ của vùng hồ Quan Sơn có sự chuyển biến và thay đổi rõ rệt giữa hai mùa khô và mùa mƣa. Sự thay đổi này đƣợc ghi nhận từ mực nƣớc trong hồ, các chỉ số thủy hóa cho đến tính đa dạng các loài động thực vật trong hồ.
50 3.2.1.2. Hệ sinh thái núi đá vôi
Nhƣ đã đề cập ở phần trên, khu vực hồ Quan Sơn bao gồm trên dƣới 100 ngọn núi đá vôi nằm bao quanh phía Tây và trong lòng hồ, với độ cao trung bình từ 100-200m. Dãy núi đá vôi cùng với hồ còn tạo nên các thung nhỏ nhƣ: Thung Voi Nƣớc, Thung Cống... Xen kẽ là các đồi đất do sự phong hóa của núi đá vôi tạo thành (Hình 3.8).
Hình 3.8. Ảnh vệ tinh toàn cảnh vùng hồ Quan Sơn
Diện tích che phủ thực vật trên các núi đá vôi này là tƣơng đối lớn và trải đều ở các khu vực, không thấy có tình trạng đồi núi trọc. Thảm thực vật ở đây không có sự phân tầng nhiều. Đặc biệt là ở những diện tích có sự can thiệp của con ngƣời, thực vật thƣờng là các cây lƣơng thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Ở những diện tích núi đá vôi không có sự tác động nhiều của con ngƣời, thảm thực vật thƣờng là những loài tự nhiên, mật độ dày hơn và rậm rạp hơn.
Tuy nhiên, với đặc trƣng rừng trên núi đá vôi, các loài thực vật sống trên núi đá tại khu vực hồ Quan Sơn chủ yếu là dạng cây bụi. Ngay ở các đồi núi đất hoặc
51
núi đá xen lẫn núi đất, rừng tự nhiên tại đây không còn, thay thế vào đó là rừng thứ sinh và cũng bị khai thác khá nhiều. Những loại cây gỗ lớn hầu nhƣ không còn, thỉnh thoảng rải rác ở dƣới chân núi là một vài cây xoan có kích thƣớc nhỏ. Phần lớn các cây bụi nhỏ trên núi đá vôi là những loài thực vật quen thuộc nhƣ: dƣơng xỉ, si, trúc, tre, bƣơng và một số cây họ cúc. Xen kẽ trong các thung là những ruộng ngô, ruộng sắn và vƣờn cây ăn quả do ngƣời dân phá rừng trồng lên.
Động vật của vùng núi đá vôi không đa dạng và cũng không xuất hiện nhiều, chủ yếu là do sự tác động và xâm nhập quá sâu của con ngƣời. Mặt khác, ở đây chỉ có rừng thứ sinh nhƣng cũng bị khai thác thƣờng xuyên. Chỉ có những loài thích nghi đƣợc với điều kiện dân cƣ sinh sống mới tồn tại đƣợc, chẳng hạn nhƣ sóc (quan sát thấy ở một mỏm núi đá vôi nhỏ trong đợt thực địa tháng 8 năm 2010). Một vài loài chim phổ biến nhƣ chim sẻ, bách thanh, te te, chim đầu rìu, chèo bẻo, chào mào... thƣờng thấy xuất hiện ở các thung ngô, thung sắn và những vƣờn cây ăn quả của ngƣời dân. Các loài thú nhỏ hoang dã khác thì không quan sát thấy. Tuy nhiên, theo dân địa phƣơng, chúng vẫn còn ở các dãy núi sâu gần tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, hoạt động chăn thả gia súc mà cụ thể là dê của ngƣời dân địa phƣơng đang gây ảnh hƣởng lớn đến hệ sinh thái núi đá vôi. Hoạt động di chuyển của dê và tìm kiếm thức ăn của chúng vô hình chung đã làm tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của những loài thực vật. Việc chăn thả dê lại không đƣợc quy định cụ thể nên ngƣời dân thả dê bừa bãi trên núi, để chúng tự tìm kiếm thức ăn.
Nhìn chung, hệ sinh thái núi đá vôi của vùng hồ Quan Sơn chịu tác động nhiều của con ngƣời, dần mất đi nét hoang sơ vốn có của nó. Thảm thực vật cũng nhƣ động vật ở đây có sự đa dạng không cao, thƣờng là những loài động vật thích nghi với sự có mặt thƣờng xuyên của con ngƣời.
3.2.1.3. Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm những ruộng lúa, ruộng ngô, ruộng sắn, vƣờn cây ăn quả và ruộng rau trong khu vực quanh hồ. Phần lớn các diện tích ruộng lúa nƣớc nằm ở phía Đông của hồ Quan Sơn (Hình 3.9). Đây là khu vực địa hình đồng bằng do sông Đáy bồi đắp phù sa, có đặc điểm thổ nhƣỡng thích hợp với hoạt động trồng lúa nƣớc; vào mùa khô, ruộng đƣợc cung cấp bởi nguồn nƣớc tƣới tiêu
52
lấy từ hệ thống hồ nằm ngay cạnh. Ruộng lúa nƣớc còn phân bố ở cửa một số thung – khu vực ẩm ƣớt và trũng nƣớc, giáp với phần hồ.
Hình 3.9. Ruộng lúa vùng hồ Quan Sơn
Các ruộng ngô và ruộng sắn cũng thấy xuất hiện ở dƣới chân các núi đá vôi, phần đất ven hồ nƣớc tiếp giáp với địa hình đồng bằng, nhƣng chủ yếu ngô và sắn đƣợc trồng ở các thung nằm ở phía Tây của các dãy núi đá vôi và trên các đồi núi đất. Do đất ở khu vực này là đất phong hóa từ đá mẹ, đất không ẩm ƣớt và trũng nƣớc nhƣ khu vực phía bên ngoài thung cạnh hồ nên thích hợp với việc trồng hai loại cây lƣơng thực này. Các vƣờn cây ăn quả nằm rải rác cả bên trong và bên ngoài thung, nằm xen kẽ giữa các ruộng lúa và ruộng ngô, sắn. Loại cây ăn quả phổ biến trồng ở đây là nhãn, vải.
Các loài động vật sinh sống ở hệ sinh thái nông nghiệp không đa dạng, có mối quan hệ dinh dƣỡng đơn giản, chủ yếu là các loài gia súc gia cầm do ngƣời dân chăn nuôi. Các đàn vịt đƣợc chăn thả ở các ao nhỏ gần lều lán của ngƣời dân; đàn bò đƣợc chăn thả tự do ở các bãi cỏ ở khu vực ven hồ và về mùa khô, các bãi cỏ đƣợc mở rộng về phía giữa hồ. Đàn dê đƣợc thả tự do ở các dãy núi đá vôi, tiêu thụ các loài thực vật ở trên núi. Bên cạnh những loài gia súc, gia cầm đƣợc ngƣời dân chăn nuôi thì còn phải kể đến các nhóm loài thực vật thủy sinh, thực vật phù du, động vật phù du trong trong các ruộng nƣớc. Ngoài ra, còn một số loài động vật thích nghi với các hoạt động và sự có mặt của con ngƣời cũng tồn tại nhƣ: ốc sên,
53
một vài loài chim quan sát đƣợc ở trong khu vực các ruộng ngô nhƣ chim đầu rìu, chào mào, đặc biệt là loài sinh vật ngoại lai ốc bƣơu vàng có thể quan sát thấy đƣợc ở khắp các ruộng lúa nƣớc.
Đối với các loài bò sát lƣỡng cƣ, tuy số lƣợng loài không cao nhƣng số lƣợng cá thể của một số loài khá lớn, đặc biệt là ếch, nhái. Ở các thung ngập nƣớc ven hồ dọc theo các tuyến khảo sát, chúng tôi thƣờng nghe thấy tiếng kêu râm ran của ếch đồng, ngóe, ếch cây, cóc nƣớc …
Nhìn chung, hệ sinh thái nông nghiệp không nằm riêng rẽ và có ranh giới rõ rệt mà nằm đan xen với hệ sinh thái ao hồ và hệ sinh thái núi đá vôi. Do đó các loài động vật sống trong hệ sinh thái nông nghiệp cũng gặp cả ở hệ sinh thái ao hồ và núi đá vôi
3.2.1.4. Hệ sinh thái dân cƣ
Nhƣ đã trình bày phần trên, vùng hồ Quan Sơn trải dài trên địa phận 4 xã: Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai và Thƣợng Lâm. Trong đó, Hợp Tiến là xã có mật độ dân cƣ đông nhất với 847 ngƣời/km2
, và Hồng Sơn là xã có mật độ dân cƣ thấp nhất với 414 ngƣời/km2; Tuy Lai là xã có diện tích rộng nhất và cũng có mật độ dân cƣ khá thƣa thớt với 485 ngƣời/km2. Điều này góp phần củng cố lý giải về thảm thực vật mọc tƣơng đối dày trên hệ sinh thái ao hồ ở vùng này.
Hợp Tiến là xã có nhiều hoạt động tác động tới hệ sinh thái tự nhiên nhất. Xã có các cơ sở khai thác đá, chế biến gỗ và hoạt động lò gạch. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã này cũng diễn ra thƣờng xuyên hơn. Đặc biệt, xã Hợp Tiến là xã có khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn với các hoạt động du lịch diễn ra thƣờng kỳ, chủ yếu có dịch vụ nghỉ dƣỡng, ăn uống và dịch vụ đi thuyền ngắm cảnh trên hồ. Tuy vậy, vào mùa khô, dịch vụ du lịch ở đây bị ngừng trệ do hồ cạn nƣớc, thuyền không thể đi lại. Cảnh quan nơi đây vào mùa khô cũng không thu hút đƣợc du khách một phần do thảm thực vật và động vật tƣơng đối nghèo, việc di chuyển trên lòng hồ khá khó khăn vì mặc dù hồ đã cạn nƣớc nhƣng một phần diện tích vẫn còn úng trũng và ngập lún khiến cho việc đi lại không thuận tiện.
Quần xã sinh vật ở đây là quần xã sinh vật nhân tạo. Thực vật ở khu vực dân cƣ rất nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng với các mục đích khác nhau, bao gồm các
54
cây bụi nhỏ quanh nhà, cây làm cảnh, các cây trồng lấy bóng mát trên đƣờng nhƣ cây đa, cây bàng, cây gạo... Một số gia đình có trồng cây ăn quả: nhãn, vải, đu đủ.... Phần lớn nhà cửa ở khu dân cƣ đều san sát nhau, khá khang trang. Ở các xã đều có đƣờng lát bê tông, chỉ có đƣờng đê và một số con đƣờng nhỏ gần khu vực hồ vẫn còn là đƣờng đất.
Động vật ở khu vực dân cƣ chủ yếu là động vật nuôi nhƣ bò, dê,chó, mèo, gà, vịt, lợn. Ngoài ra, một số loài nhƣ chim sẻ, chim chích đã thích nghi với đời sống có mặt con ngƣời cũng xuất hiện thƣờng xuyên. Hệ sinh thái dân cƣ có quan hệ chặt chẽ với các hệ sinh thái khác. Trâu, bò thƣờng đƣợc chăn thả trên các bãi cỏ, dê thả trên núi, vịt đƣợc nuôi ở các ao cá. Một số loài động vật sống ở hệ sinh thái nông nghiệp đôi khi cũng sang hệ sinh thái dân cƣ kiếm ăn.
3.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
3.2.2.1. Thành phần và độ phong phú các loài thủy sản thuộc động vật không xƣơng sống xƣơng sống
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, thành phần loài động vật không xƣơng sống có giá trị thủy sản đƣợc tìm thấy ở vùng hồ Quan Sơn gồm có 19 loài, thuộc 9 họ (Bảng 3.1) [34]. Trong số 19 loài này có tới 10 loài (chiếm 53% tổng số loài) có mật độ cao và cho sản lƣợng khai thác thƣờng xuyên, đặc biệt là các loài ốc (ốc