Những yêu cầu về quy hoạch DLST ở vùng hồ Quan Sơn

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 88)

Quy hoạch DLST là quy hoạch dựa trên mục tiêu là tạo ra các không gian phục vụ cho phát triển DLST ở địa phƣơng. Quy hoạch DLST bao gồm tập hợp lý luận và thực tiễn nhằm phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ những khu vực phục vụ DLST có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội, đƣờng lối, chính sách... Quy hoạch phục vụ mục tiêu DLST còn cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, định hƣớng, chƣơng trình và kế hoạch phát triển DLST. Đồng thời nó cũng bao gồm cả quá trình ra quyết định, thực hiện quy hoạch và bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững. Từ thực tiễn của vùng hồ Quan Sơn, để quy hoạch phát triển DLST cần thực hiện các yêu cầu nhƣ sau:

- Quy hoạch để phát triển DLST có nghĩa là bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái, kiểm soát một cách khéo léo các quần thể động thực vật hoang dã, các sinh cảnh, hệ sinh thái và giám sát những tác động của con ngƣời nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Trong nguyên tắc này cần chú ý việc “giám sát” những tác động của con ngƣời và giảm thiểu tới mức tối đa những ảnh hƣởng của nó tới hệ sinh thái chứ không phải là ngăn cấm hoàn toàn các hoạt động của con ngƣời.

- Quy hoạch cần có sự tham khảo và điều tra cụ thể về sinh thái học, sinh học bảo tồn, phát triển du lịch, nghiên cứu tâm lý xã hội... đã đƣợc kiểm nghiệm. Đối với khu vực hồ Quan Sơn, mặc dù đã có sự quan tâm đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật tuy nhiên chƣa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về khu vực nói chung và phát triển DLST nói riêng, vì vậy, cần nghiên cứu, cân nhắc các phƣơng pháp thích hợp trên cơ sở đƣa ra một tổng thể chung nhất cho toàn vùng.

- Một phần không thể thiếu trong các quy hoạch DLST là hoạt động giáo dục và diễn giải. Đây là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua đó tạo ý thức tham gia vào công tác bảo tồn cho cả khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng. Thông qua việc giáo dục diễn giải nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của du khách và cộng đồng về các giá trị của môi trƣờng, tài nguyên tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó có thể có những thái độ ứng xử đúng đắn với môi trƣờng và có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và

87

phát huy những giá trị sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Để làm đƣợc điều này, đơn vị tiến hành quy hoạch DLST vùng hồ Quan Sơn cần xây dựng những kế hoạch hành động cụ thể, mà việc làm đầu tiên là đào tạo chính đội ngũ cán bộ sẽ tham gia vào hoạt động giáo dục diễn giải.

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng; giá trị văn hóa bản địa vừa là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách vừa là nguồn lực để phát triển DLST. Các giá trị văn hóa bản địa của khu vực Quan Sơn tuy không nhiều nhƣng là một bộ phận không thể tách rời các giá trị môi trƣờng của hệ sinh thái nơi đây. Sự suy giảm, mai một những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phƣơng sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái của khu vực và sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực đến DLST. Vì vậy, quy hoạch phát triển DLST cũng có nghĩa là bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của địa phƣơng, tạo thêm tính hấp dẫn và đa dạng cho hoạt động du lịch.

- Quy hoạch phát triển DLST đồng thời cũng phải tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu cần hƣớng tới của DLST ở mọi quốc gia. Từ việc mang lại lợi ích chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng địa phƣơng, huy động cộng đồng địa phƣơng tham gia làm việc, cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho du lịch, sẽ làm cho ngƣời dân giảm sự lệ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, làm cho họ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa. Do vậy sẽ làm giảm sức ép của cộng đồng địa phƣơng lên tài nguyên môi trƣờng tự nhiên và họ sẽ là chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch, tích cực bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, sẽ giúp cho hoạt động DLST thành công.

- Vấn đề quy hoạch cần sự phối hợp thực hiện đồng bộ trên địa bàn 4 xã của vùng hồ Quan Sơn là Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm, đồng thời phối kết hợp với các địa phƣơng xung quanh trên cơ sở có sự chỉ đạo chung. Với địa bàn trải rộng trên 4 xã khác nhau, nếu các biện pháp không đƣợc áp dụng đồng bộ thì các khu vực ở các xã khác nhau khó có thể hỗ trợ lẫn nhau và phát huy đƣợc hiệu quả tối ƣu. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thực hiện quy hoạch phát triển DLST cần có sự tham gia của chính quyền địa phƣơng, nhóm chuyên gia tƣ vấn, nhóm công tác quy hoạch và cƣ dân bản địa.

88 3.3.4.2. Định hƣớng quy hoạch DLST

a. Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu:

- Tăng doanh thu các hoạt động từ kinh tế của địa phƣơng.

- Nâng cao thu nhập cho toàn vùng nói chung và cho những thành viên tham gia du lịch nói riêng.

 Giải pháp:

- Tăng cường năng lực quản lý và hợp tác cho đội ngũ quản lý. Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp tại khu vực hồ Quan Sơn. Tuy nhiên, lực lƣợng cán bộ quản lý của công ty chƣa đƣợc đào tạo về quản lý và phát triển du lịch cũng nhƣ các hình thức liên kết, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, cần có các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện tại nhƣ cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó, tăng cƣờng các cơ hội hợp tác để tăng doanh thu kinh tế bằng cách liên kết với các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nƣớc, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi về các vấn đề trong khu du lịch để từ đó có đƣợc một đội ngũ lãnh đạo đủ trình độ phát triển hơn nữa khu du lịch hồ Quan Sơn.

- Có những hoạt động mang tính quảng bá du lịch. Đây là nội dung mà Ban quản lý Công ty Cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn cũng nhƣ các xã thuộc vùng hồ làm chƣa tốt. Chính vì không có những hoạt động thƣơng mại quảng cáo khu du lịch nên số lƣợng khách tới đây không nhiều. Vào mùa du lịch (từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8), lƣợng du khách bình quân tới đây chỉ đạt 50 khách/ngày, ít hơn nhiều so với sức chứa của khu du lịch cả về vật lý, tâm lý, sinh học và xã hội học.

- Hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch hấp dẫn du khách. Để hấp dẫn đƣợc khách du lịch tới thăm quan và lƣu trú lại khu du lịch thì địa điểm du lịch phải có nét tiêu biểu và đặc sắc riêng. Ví dụ nhƣ khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi - Hòa Bình, nét đặc sắc chính là nguồn suối khoáng có hàm lƣợng khoáng cao, nhiệt độ thích hợp nên có thể chữa trị bệnh; du khách tới đây vì nguồn nƣớc khoáng. Tƣơng tự nhƣ vậy, vùng hồ Quan Sơn có diện tích mặt hồ rộng lớn, nhiều núi đá vôi với những hình dáng tự nhiên mang hình ảnh gắn với nhiều điển tích trong lịch sử nƣớc

89

ta; các thung với nhiều loài động thực vật quy hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam chính là nét hấp dẫn của khu vực. Vấn đề đặt ra là, cần quy hoạch cụ thể để du khách có thể thấy đƣợc hết vẻ đẹp tiềm tàng của khu vực, có những tuyến du lịch phù hợp với từng mục đích, từng đối tƣợng cụ thể.

- Phát triển các hình thức du lịch khác. Bên cạnh việc đi thuyền ngắm cảnh và đi thăm quan các thung trong lòng hồ, vùng hồ Quan Sơn còn có thể phát triển một số hình thức du lịch khác để tận dụng phần diện tích mặt hồ Giang Nội hoặc hồ Sông. Với diện tích tƣơng đƣơng Hồ Tây, hồ Giang Nội hoàn toàn có thể phát triển các hình thức du lịch đã và đang triển khai trên hồ Tây nhƣ chèo Kayad, câu cá... Do vị trí của vùng hồ Quan Sơn nằm trong cụm du lịch tâm linh – nghỉ ngơi, giải trí – dƣỡng bệnh, lại cách khu du lịch Hƣơng Sơn không xa (16km) nên vùng này rất thích hợp để phát triển các loại hình nghỉ dƣỡng. Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể phát triển DLST vùng hồ Quan Sơn nên theo hƣớng phát triển các loại hình tận dụng diện tích mặt nƣớc, ít làm tổn hại đến môi trƣờng mà vẫn nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.

b. Mục tiêu văn hóa xã hội

 Mục tiêu:

- Chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với nhân dân 4 xã thuộc vùng hồ Quan Sơn nói riêng và các xã xung quanh nói chung.

- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong khu vực

 Giải pháp:

- Phối kết hợp giữa 4 xã trên địa bàn trong việc xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và triển khai các giải pháp quản lý. Khu vực hồ Quan Sơn trải rộng trên địa bàn 4 xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm và đƣợc phân chia thành các hồ nhỏ, vì vậy việc phối hợp quản lý giữa 4 xã có vai trò vô cùng quan trọng. Các giải pháp quản lý cần sự họp bàn và thống nhất, hƣớng tới các mục tiêu chung. Căn cứ trên các mục tiêu đó, mỗi xã sẽ triển khai các kế hoạch quản lý phù hợp với địa bàn của mình để đảm bảo các giải pháp quản lý đƣợc tiến hành một cách đồng bộ.

- Các thành viên tham gia hoạt động du lịch là người dân địa phương. Hoạt động du lịch tại một khu vực không những góp phần phát triển kinh tế chung

90

của cả khu vực mà còn góp phần phát triển chất lƣợng cuộc sống của cƣ dân bản địa bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời dân, giảm sự phụ thuộc của họ vào tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng. Cƣ dân các xã trong vùng hồ Quan Sơn chủ yếu sống bằng các hoạt động khai thác tài nguyên của khu vực. Một khi phát triển loại hình DLST tại đây thì hoạt động này phải đƣợc cấm hoàn toàn. Muốn vậy phài tạo ra việc làm cho chính những ngƣời dân, đảm bảo chất lƣợng cuộc sống của họ tốt hơn khi họ khai thác tài nguyên. Dân cƣ vùng hồ có thể tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch nhƣ tham gia vào Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn, chèo thuyền đƣa du khách đi thăm quan, kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh các mặt hàng lƣu niệm, dịch vụ nhà hàng ... Có nhƣ vậy thì ngƣời dân mới chấm dứt hẳn tình trạng sống dựa vào thiên nhiên nhƣ trƣớc.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương. Một trong những nguyên tắc cơ bản để thực hiện các biện pháp quản lý thành công là cần sự đồng thuận của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Do đó, trƣớc hết cần nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua việc giáo dục diễn giải sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Tiếp theo, cần sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân, nâng cao vai trò của họ trong việc triển khai kế hoạch quản lý, bảo vệ khu du lịch. Đồng thời cũng cần có các chƣơng trình phát thanh tuyên truyền để tăng cƣờng hơn nữa ý thức của cộng đồng địa phƣơng.

- Tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tham gia hoạt động du lịch. Đội ngũ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại hồ Quan Sơn đa phần đều không đƣợc đào tạo chính quy; nhiều ngƣời trực tiếp tiếp xúc, hƣớng dẫn khách du lịch là những ngƣời không có kiến thức về du lịch nói chung cũng nhƣ DLST nói riêng. Do đó, cần phải xây dựng một đội ngũ lao động du lịch mới hoặc tập huấn kỹ năng cho các thành viên cũ về du lịch, DLST, đa dạng động thực vật trong vùng, các yếu tố văn hóa của khu vực ... Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo cho đội ngũ trẻ, đặc biệt là những hƣớng dẫn viên sinh thái các kiến thức chuyên môn cũng nhƣ những kỹ năng du lịch.

- Bảo vệ và phát huy văn hóa bản địa. Truyền thống văn hóa của địa phƣơng là một nét tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch. Nó gắn liền với sự hình thành và

91

phát triển của khu vực đó nên mang nhiều ý nghĩa lịch sử giá trị. Phát triển DLST gắn liền với văn hóa địa phƣơng là một sự kết hợp nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch và tăng thêm số lƣợng khách thăm quan. Chính vì thế, bảo vệ và phát huy văn hóa bản địa là một nhiệm vụ quan trọng của địa phƣơng.

c. Mục tiêu sinh thái

 Mục tiêu:

- Khôi phục khu hệ động vật, thảm thực vật gắn với phục hồi các hệ sinh thái và cảnh quan trong khu vực.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng. - Hình thành các tuyến DLST thực sự hấp dẫn đƣợc du khách.

 Giải pháp:

- Hoàn thiện các điều luật, quy định liên quan. Mặc dù với sự ra đời, tăng cƣờng của nhiều điều luật, quy định nhằm nghiêm cấm các hành vi phá rừng, săn bắn động vật, khai thác rừng bừa bãi, nhƣng các điều luật, quy định vẫn còn lỏng lẻo chƣa mang tính răn đe mạnh mẽ vì vậy hiện tƣợng khai thác tài nguyên vẫn diễn ra. Chính vì vậy, cần tăng cƣờng hoàn thiện các quy định, văn bản pháp luật để ngăn chặn các tác động tàn phá của con ngƣời tới thiên nhiên, nhằm bảo tồn thiên nhiên của vùng hồ.

- Có các chương trình nghiên cứu phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên khu vực. Thƣờng xuyên tiến hành các chƣơng trình điều tra đánh giá nguồn lợi sinh vật và tài nguyên nhiên nhiên nơi đây, từ đó có các kế hoạch hành động cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển bền vững. Các nghiên cứu cần đƣợc thực hiện lâu dài và toàn diện trên nhiều mặt. Không chỉ nghiên cứu về mặt tài nguyên sinh vật mà cũng cần nghiên cứu về con ngƣời, xã hội của khu vực để kịp thời nắm bắt đƣợc những xu hƣớng và chuyển biến để đƣa ra những chính sách an sinh xã hội, phát triển phù hợp với thực tiễn.

- Khôi phục lại nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực. Thảm thực vật của vùng hồ Quan Sơn đa dạng nhƣng không còn nhiều rừng tự nhiên, rừng thứ sinh lại cũng bị khai thác mạnh mẽ và thiếu sự quản lý. Do vậy, cần chú trọng trồng rừng để khôi phục lại tính đa dạng và độ phủ của rừng kết hợp với khai thác có quản lý

92

chặt chẽ. Ngoài ra, khu vực này trƣớc đây từng tồn tại nhiều loài động vật nhƣng hiện nay không còn thấy xuất hiện. Do vậy, có thể khôi phục lại hệ động vật trƣớc kia bằng cách đƣa các loài bản địa đã từng sinh sống ở đây để nuôi thả kết hợp với biện pháp theo dõi và quản lý. Biện pháp này không chỉ nhằm khôi phục lại hệ động thực vật mà còn hỗ trợ DLST với các tuyến du lịch tham quan trực tiếp các loài động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)