Quy hoạch là gì?

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 25)

Quy hoạch là một định nghĩa khá rộng, không dễ định nghĩa. Khi nói đến quy hoạch, ngƣời ta thƣờng chỉ quan tâm đến khía cạnh quy hoạch sử dụng đất, hoặc quan tâm đến nhiệm vụ tổ chức, không gian, đối tƣợng đƣợc quy hoạch. Tuy nhiên, cụm từ “quy hoạch” cho đến nay đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của con ngƣời nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và vùng, quy hoạch môi trƣờng, quy hoạch du lịch… Những ngƣời làm quy hoạch trong mọi lĩnh vực cho rằng, mình biết rõ điều mình muốn nói và điều mình phải làm. Nhƣng cách hiểu và cách thực thi công việc của họ không phải lúc nào cũng giống nhau, và hiệu quả cũng khác nhau, đôi khi gây ra nhiều tranh cãi [2].

Nói đến quy hoạch, ngƣời ta thƣờng hiểu đó là sự lựa chọn, hoạch định, sắp xếp, bố trí theo không gian, theo cơ cấu của những đối tƣợng đƣợc quy hoạch để thực hiện những định hƣớng, những mục tiêu của chiến lƣợc và kế hoạch. Quy hoạch và kế hoạch là hai phạm trù độc lập với nhau nhƣng thống nhất với nhau. Kế hoạch mang tính thời gian cùng với các định hƣớng, mục tiêu cho quy hoạch. Quy hoạch cụ thể không gian cho kế hoạch. Do đó, quy hoạch có tính không gian gắn với mục tiêu và thời gian của kế hoạch, ngƣợc lại, kế hoạch có tính thời gian gắn với quy hoạch. Quy hoạch và kế hoạch cùng đƣợc thực hiện với nhau trong tổng thể thống nhất gọi là kế hoạch hóa [23].

Có một số quan điểm cơ bản về quy hoạch nhƣ sau:

- Quy hoạch là sự tích hợp giữa kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo nên sự lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phƣơng án cho tƣơng lai.

- Quy hoạch là công cuộc chuẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa bao gồm: việc phân tích tình thế, đặt các yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa chọn và phân chia một quá trình hành động.

- Quy hoạch là quá trình soạn thảo một tập hợp các chƣơng trình liên quan, đƣợc thiết kế để đạt đƣợc mục tiêu nhất định. Nó bao gồm việc định ra một hay nhiều vấn đề cần đƣợc giải quyết; thiết lập các mục tiêu quy hoạch; xác định các giả

24

thiết mà quy hoạch cần dựa vào; tìm kiếm và đánh giá các biện pháp hành động có thể thay thế và lựa chọn hành động cụ thể thực hiện (Compton 1993) [17].

- Theo Forster Ndubisi (1996), quy hoạch không hoàn toàn tập trung vào khoa học hay quyết định mà là sự tích hợp của cả hai [23].

Tùy theo mục đích mà có các loại quy hoạch khác nhau. Khi cần thực thiện một chiến lƣợc quy hoạch thì cần thiết phải xem xét kỹ lƣỡng mục tiêu và các quy định đề ra để chọn lựa loại hình quy hoạch phù hợp. Có các loại quy hoạch sau:

 Quy hoạch vùng kinh tế: Quy hoạch vùng kinh tế là sự phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ vùng những xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải và các địa điểm dân cƣ có tính toán tổng hợp các nhân tố và những điều kiện địa lý kinh tế, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật công trình. Quy hoạch vùng kinh tế cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, những chƣơng trình và kế hoạch phát triển tổng thể vùng; đồng thời, quy hoạch bổ sung phát triển và làm phong phú thêm những điều kiện đó (E.N.Pertxik) [23].

 Quy hoạch chức năng: Quy hoạch chức năng là những dự án quy hoạch của các ngành kinh tế, quy hoạch về các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trƣờng [16].

Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích và lĩnh vực cụ thể mà ngƣời ta chia ra làm nhiều loại quy hoạch khác nhau cho những đối tƣợng khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực đó, không phải quốc gia nào, khu vực nào cũng sử dụng thống nhất một định nghĩa, một quan điểm về quy hoạch mà có những biến thể khác nhau; nhƣng chung quy lại là để thực hiện những định hƣớng, mục tiêu của chiến lƣợc đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 25)