Hệ sinh thái nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 53)

Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm những ruộng lúa, ruộng ngô, ruộng sắn, vƣờn cây ăn quả và ruộng rau trong khu vực quanh hồ. Phần lớn các diện tích ruộng lúa nƣớc nằm ở phía Đông của hồ Quan Sơn (Hình 3.9). Đây là khu vực địa hình đồng bằng do sông Đáy bồi đắp phù sa, có đặc điểm thổ nhƣỡng thích hợp với hoạt động trồng lúa nƣớc; vào mùa khô, ruộng đƣợc cung cấp bởi nguồn nƣớc tƣới tiêu

52

lấy từ hệ thống hồ nằm ngay cạnh. Ruộng lúa nƣớc còn phân bố ở cửa một số thung – khu vực ẩm ƣớt và trũng nƣớc, giáp với phần hồ.

Hình 3.9. Ruộng lúa vùng hồ Quan Sơn

Các ruộng ngô và ruộng sắn cũng thấy xuất hiện ở dƣới chân các núi đá vôi, phần đất ven hồ nƣớc tiếp giáp với địa hình đồng bằng, nhƣng chủ yếu ngô và sắn đƣợc trồng ở các thung nằm ở phía Tây của các dãy núi đá vôi và trên các đồi núi đất. Do đất ở khu vực này là đất phong hóa từ đá mẹ, đất không ẩm ƣớt và trũng nƣớc nhƣ khu vực phía bên ngoài thung cạnh hồ nên thích hợp với việc trồng hai loại cây lƣơng thực này. Các vƣờn cây ăn quả nằm rải rác cả bên trong và bên ngoài thung, nằm xen kẽ giữa các ruộng lúa và ruộng ngô, sắn. Loại cây ăn quả phổ biến trồng ở đây là nhãn, vải.

Các loài động vật sinh sống ở hệ sinh thái nông nghiệp không đa dạng, có mối quan hệ dinh dƣỡng đơn giản, chủ yếu là các loài gia súc gia cầm do ngƣời dân chăn nuôi. Các đàn vịt đƣợc chăn thả ở các ao nhỏ gần lều lán của ngƣời dân; đàn bò đƣợc chăn thả tự do ở các bãi cỏ ở khu vực ven hồ và về mùa khô, các bãi cỏ đƣợc mở rộng về phía giữa hồ. Đàn dê đƣợc thả tự do ở các dãy núi đá vôi, tiêu thụ các loài thực vật ở trên núi. Bên cạnh những loài gia súc, gia cầm đƣợc ngƣời dân chăn nuôi thì còn phải kể đến các nhóm loài thực vật thủy sinh, thực vật phù du, động vật phù du trong trong các ruộng nƣớc. Ngoài ra, còn một số loài động vật thích nghi với các hoạt động và sự có mặt của con ngƣời cũng tồn tại nhƣ: ốc sên,

53

một vài loài chim quan sát đƣợc ở trong khu vực các ruộng ngô nhƣ chim đầu rìu, chào mào, đặc biệt là loài sinh vật ngoại lai ốc bƣơu vàng có thể quan sát thấy đƣợc ở khắp các ruộng lúa nƣớc.

Đối với các loài bò sát lƣỡng cƣ, tuy số lƣợng loài không cao nhƣng số lƣợng cá thể của một số loài khá lớn, đặc biệt là ếch, nhái. Ở các thung ngập nƣớc ven hồ dọc theo các tuyến khảo sát, chúng tôi thƣờng nghe thấy tiếng kêu râm ran của ếch đồng, ngóe, ếch cây, cóc nƣớc …

Nhìn chung, hệ sinh thái nông nghiệp không nằm riêng rẽ và có ranh giới rõ rệt mà nằm đan xen với hệ sinh thái ao hồ và hệ sinh thái núi đá vôi. Do đó các loài động vật sống trong hệ sinh thái nông nghiệp cũng gặp cả ở hệ sinh thái ao hồ và núi đá vôi

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)