Thành phần và độ phong phú các loài thực vật

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 79)

Khu vực hồ Quan Sơn có địa hình chủ yếu là các núi đá vôi vì vậy thảm thực vật ở đây mang đặc trƣng rừng núi đá vôi. Núi đá vôi thƣờng có lớp đất phong hoá mỏng, ít mùn, sƣờn dốc, trừ chỗ nứt rạn và trũng. Số loài cây mọc ở đây thích nghi với điều kiện đất kiềm. Đặc trƣng của rừng núi đá vôi nói chung thƣờng gồm một số loài cây gỗ chiếm tầng ƣu thế cao 15 - 20 m nhƣ nghiến (Burretion dendron hsienmu), trai (Garcinia fragraeoides); tầng dƣới gồm một số loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), đa (Ficus sp); ngoài ra, có một số loài dây leo và tầng cỏ phủ mặt đất gồm nhiều loài trong họ Gai (Urticaceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Tại khu vực hồ Quan Sơn không còn các rừng cây gỗ lớn lâu năm, chỉ có rừng thứ sinh và rừng trồng. Thực vật ở đây có tổng số 446 loài trong 347 chi và 132 họ thực vật bậc cao, chủ yếu là các cây làm thuốc với 392 loài (Phụ lục 2). Các cây có giá trị kinh tế khác nhƣ cây lấy gỗ, cây chăn nuôi, cây làm cảnh... có số lƣợng loài rất ít, không vƣợt quá 50 loài (Hình 3.10) [14]. 392 32 25 6 15 6 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

C ây thuốc C ây ăn được

C ây lấy gỗ C ây chăn nuôi

C ây làm cảnh

C ây công dụng khác

Hình 3.10. Số lƣợng các loài cây phân theo công dụng

78

Thực vật ở vùng hồ Quan Sơn đa phần là cây thuốc, chủ yếu mọc tự nhiên trên các vùng núi đá vôi hoặc đƣợc ngƣời dân trồng gần nhà. Tuy nhiên những loại cây này ít đƣợc ngƣời dân chú trọng do hiệu quả kinh tế không cao. Nhờ vậy, chúng ít bị con ngƣời khai thác nên có độ đa dạng cao. Các loại cây khác nhƣ cây ăn quả đƣợc trồng trong các thung hoặc gần khu dân cƣ. Đặc biệt tại Thung Mơ tập trung rất nhiều loại cây ăn quả nhƣ mơ, nhãn, vải.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 79)