Thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 44)

Vùng hồ Quan Sơn nằm trên địa hình bán sơn địa, một phần có núi, một phần có nƣớc và một phần có đất đồng bằng. Khu vực này là một phần của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất chủ yếu là đất phù sa với các dạng khác nhau. Ngoài ra còn có đất than bùn (phần hồ) và đất vàng (phần núi).

Đất phù sa với các dạng: đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (xã Hồng Sơn, xã Thƣợng Lâm và xã Tuy Lai), đất phù sa Glay (xã Hợp Tiến, xã Hồng Sơn và xã Thƣợng Lâm). Đây là hai dạng đất phù sa điển hình của huyện Mỹ Đức, thƣờng đƣợc dùng để trồng hai vụ lúa/năm hoặc một vụ lúa, một vụ màu. Ngoài ra còn có đất phù sa úng nƣớc (xã Thƣợng Lâm và Tuy Lai) và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (xã Tuy Lai) thích hợp với trồng lúa vụ đông xuân hoặc trồng hoa màu ngắn ngày nhƣ ngô, khoai lang.

Đất than bùn: đƣợc hình thành ở địa hình trũng, khó thoát nƣớc, thực vật phát triển mạnh và sau khi chết tích lũy thành các lớp xác thực vật dày, do đó hàm lƣợng đạm tổng số khá cao. Loại đất này phân bố ở các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn trong các hồ chứa nƣớc.

Đất đỏ vàng và đất nâu vàng (gọi chung là đất vàng), có tính chất chua, hàm lƣợng đạm và lân ở mức trung bình và nghèo. Loại đất này có trên cả bốn xã của vùng hồ Quan Sơn, thƣờng đƣợc dùng để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hoặc trồng rừng.

Nhìn chung, vùng hồ Quan Sơn nằm trên địa hình bán sơn địa, là nơi tiếp giáp của nhiều kiểu địa hình: có núi, có hồ, có đồng bằng. Đây là điều kiện để có một hệ động thực vật phong phú với nhiều nét riêng biệt, hứa hẹn một tiềm năng thiên nhiên to lớn chờ đƣợc con ngƣời khai phá. Vì vậy, để khai thác đƣợc tƣơng xứng các tiềm năng của khu vực, cần nghiên cứu kỹ lƣỡng và có những kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn.

43

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 44)