Đánh giá các nhân tố sinh thái nhân văn của vùng hồ Quan Sơn và tác động của nó

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 84)

Sơn và tác động của nó tới DLST

Không giống nhƣ tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con ngƣời tạo ra, gồm tài nguyên nhân văn vật

83

thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể. Do nằm gần với khu du lịch tâm linh nổi tiếng Hƣơng Sơn nên vùng hồ Quan Sơn cũng chịu ít nhiều ảnh hƣởng của những giá trị văn hóa nơi đây.

Với địa hình trải dài trên 4 xã, vùng hồ Quan Sơn hiện vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa dân tộc của vùng nông thôn Bắc Bộ. Đó là nếp sống thuần khiết của làng xóm Việt Nam, là các lễ hội truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng mỗi độ tết đến xuân về. Chỉ đơn giản là lễ hội “Tịch Điền” xuống ruộng đầu năm của nông dân các xã vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch hay lễ hội truyền thống của nhân dân xã Tuy Lai vào ngày 12-13 tháng 1 âm lịch cũng là một nét đẹp văn hóa mà nhiều du khách muốn đƣợc tìm hiểu, khám phá. Vì các lễ hội này thƣờng diễn ra không liên tục giữa các năm mà có sự gián đoạn, quy mô tổ chức nhỏ lại không đúng mùa hoạt động du lịch nên không đƣợc quan tâm và đầu tƣ tƣơng xứng với giá trị văn hóa của nó.

Cùng với các hoạt động lễ hội, hoạt động tâm linh của khu vực cũng đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia. Tại khu Quan Sơn có các chùa nhƣ chùa Cao, chùa Hàm Long, chùa Bồ Đề, Linh Sơn Tự, Thung Phật... Tuy nhiều chùa phải đi thuyền trên khu vực hồ nhƣng vẫn có một lƣợng đáng kể ngƣời dân và khách du lịch tới thăm quan vãn cảnh chùa (Thung Phật, Linh Sơn Tự...). Hiện nay, một số chùa đã có đƣờng bộ đi lại thuận tiện nhƣ chùa Cao, chùa Hàm Long. Đặc biệt, khu vực chùa Cao, không chỉ có chùa chính nằm cao trên lƣng chừng núi với tƣợng phật Quan Âm Trắng trông ra cảnh hồ, mà còn có chùa Kim Cƣơng (đã hoàn thiện giai đoạn 1 và đi vào sử dụng từ đầu năm 2011) và lầu Di Lặc nằm ngay chân núi ven hồ, tạo nên một quần thể chùa chiền đặc sắc cho khu vực này (Hình 3.12).

Cách vùng hồ Quan Sơn gần 1km là di tích thành nhà Mạc. Những ngọn núi đá vôi của vùng hồ chính là nơi xƣa kia các quan binh nhà Mạc đứng quan sát trận chiến Lê-Mạc nên mới có tên gọi là Quan Sơn. Di tích này hiện chỉ còn lại tƣờng thành cổ, cổng thành nằm ngay trên đƣờng 431 từ cầu Dậm đi chợ Bến. Ngoài ra, trong lòng hồ còn có các di tích lịch sử kháng chiến nhƣ an toàn khu của công binh xƣởng sản xuất vũ khí tại núi Côi (Tuy Lai). Hồ Tuy Lai cũng đã chứng kiến chiến công của nhân dân xã bắt sống phi công Mỹ trong thời kỳ chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai của Đế quốc Mỹ năm 1968.

84

Dù không có làng nghề truyền thống hoặc các lễ hội lớn nhƣng các loại hình tài nguyên nhân văn của khu vực tƣơng đối đa dạng, có nhiều bản sắc văn hóa của địa phƣơng và có ý nghĩa lịch sử. Nếu đƣợc đầu tƣ và quảng bá hơn nữa, nó có thể góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hình 3.12. Chùa Bồ Đề với tƣợng Phật trên đỉnh núi

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội1 (Trang 84)