* Mục tiêu kiến thức: thông qua nghiên cứu một số tác phẩm có chọn lọc học viên cần nắm được một cách căn bản, có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng duy vật, nhận thức luận duy vật biện chứng, quan điểm duy vật về lịch sử; quan điểm của các nhà kinh điển mác-xít về mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, về lịch sử triết học, triết học đạo đức, văn hóa.
* Mục tiêu kỹ năng: biết cách đọc, hiểu, tìm ra và phân tích những nội dung triết học cơ bản trong một tác phẩm; lựa chọn, đánh giá và sử dụng được những luận điểm cần cho luận văn.
4. Tóm tắt nội dung môn học
+ Điều kiện, tiền đề khoa học và lý luận cho sự ra đời và phát triển triết học Mác-Lênin ở cả hai giai đoạn Mác- Ăngghen và Lênin.
+ Những giai đoạn hình thành và phát triển chủ yếu của triết học Mác-Lênin qua nghiên cứu nội dung một số tác phẩm thuần tuý triết học và liên quan đến lịch sử triết học của C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin.
+ Những nội dung nghiên cứu cụ thể là về chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng duy vật, nhận thức luận duy vật biện chứng, quan điểm duy vật về lịch sử (quan điểm lịch sử cơ bản, học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, học thuyết về giai cấp, về nhà nước…); quan điểm của các nhà
kinh điển mác-xít về mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, về lịch sử triết học, triết học đạo đức, văn hóa.
+ Mối liên hệ của triết học Mác-Lênin với toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại và với thực tiễn xã hội; quá trình hoàn chỉnh và phát triển các quan điểm triết học của các nhà kinh điển qua nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu.
+ Đánh giá ý nghĩa các quan điểm triết học và lịch sử triết học của các nhà kinh điển triết học Mác-Lênin đối với đương thời và đối với thực tiễn xây dựng đất nước hiện nay.