5. Nội dung mụn học, hỡnh thức tổ chức dạy học
TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HÓA
INTERCULTURAL PHILOSOPHY
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Vũ Hảo
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: 14.00 – 17.00 thứ 2, thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: tại phòng Phó Chủ nhiệm khoa, khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Khoa Triết học, Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân + Nhà riêng: Nhà 3, Ngõ 176, phố Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân + Điện thoại CQ: 858 7008
+ Điện thoại NR: 565 3530
+ Điện thoại di động: 0912 817816 Email: nguyenvuhao@hotmail.com Các hướng nghiên cứu chính: - Lịch sử triết học phương Tây - Triết học văn hóa và liên văn hóa
1.2. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp, Viện triết học, Viện KHXH VN Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Các hướng nghiên cứu chính: - Lịch sử triết học phương Tây - Triết học về con người
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Triết học liên văn hóa (môn lý thuyết) - Mã môn học: PHI 6027
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Lựa chọn
- Môn học tiên quyết: PHI 6007
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức:
Ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng và phương pháp của triết học liên văn hóa trong quan hệ với các môn học giáp ranh khác như triết học văn hóa, triết học so sánh.
Đặc thù và các nhánh cơ bản của triết học liên văn hóa (đạo đức học liên văn hóa, mỹ học liên văn hóa, tôn giáo học liên văn hóa v.v.). Lịch sử hình thành và phát triển của triết học liên văn hóa.
* Mục tiêu kỹ năng:
Nắm được kỹ năng phân tích, tổng hợp và các phương pháp tiếp cận của triết học liên văn hóa đối với các hiện tượng, các vấn đề của giao tiếp liên văn hóa.
Nắm được kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày tư tưởng của mình bằng các kỹ thuật trình chiếu.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Triết học liên văn hóa là triết học về những tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa. Đây là một trong những chuyên ngành triết học mới nhất nghiên cứu mối quan hệ (hài hòa hoặc xung đột) giữa chân lý phổ quát mang tính toàn cầu và sự đa dạng của các nền văn hóa, không xuất phát từ góc nhìn triết học của một nền văn hóa nhất định (như ở châu Á, châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ).
Sau khi học môn học này, học viên có được cái nhìn tổng quan không chỉ về triết học của một nền văn hóa dân tộc hoặc về triết học thế giới, mà còn về những tương đồng, khác biệt, sự đối thoại, sự thông hiểu triết học giữa các nền văn hóa, giữa các tôn giáo, giữa các cộng đồng người có thế giới quan văn hóa và phương thức sống khác nhau trên thế giới.
5. Nội dung chi tiết môn học
Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp: 20 Nội dung Lý thuyết 20 Bài tập 0 Thảo luận 0 Thực hành 0 Tự nghiên cứu: 10 Tổng 30
Chương 1. Đối tượng và đặc thù của triết học liên văn hóa
1.1. Đối tượng của triết học liên văn hóa
1.2. Triết học liên văn hóa và các môn học giáp ranh
1.3. Một số nhánh nghiên cứu đặc thù của triết học liên văn hóa
1.4. Những đặc thù của triết học liên văn hóa 1.5. Sự hình thành triết học liên văn hóa
1.6. í nghĩa và mục tiờu của triết học liờn văn hóa
Chương 2. Nền tảng lý luận về văn hóa và liên văn hóa
2.1. Khái niệm văn hóa, giá trị và thế giới quan văn hóa
2.2. Bản sắc văn hóa
2.3. Về giá trị văn hóa và sự biến đổi giá trị văn hóa
2.4. Tính phổ quát và tính đặc thù của văn hóa 2.5. Khái niệm giao tiếp liên văn hóa
2.6. Khoan dung văn hóa
4 2 6
Chương 3. Phê phán thuyết lấy châu Âu làm trung tâm
3.1. Sự cởi mở và bế quan tỏa cảng đối với các nền văn hóa khác trong triết học phương Tây 3.2. Thuyết lấy cái tôi làm trung tâm dưới góc nhỡn của triết học liờn văn hóa
4 2 6
Chương 4. Một số vắn đề về quan hệ và giao tiếp liên văn hóa
4.1. Tính không tương thích giữa các thế giới quan văn hóa
4.2. Đối thoại của các nền văn hóa và các thế giới quan văn hóa
4.3. Những nền tảng phổ quát cho đối thoại liên văn hóa
4.4. Những vấn đề của giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
4 2 6
Chương 5. Các phương pháp tiếp cận đối với tính liên văn hóa trong triết học
5.1. Phương pháp đối thoại triết học liên văn hóa 5.2. Đối thoại giữa các nền triết học lớn ở phương Đông và phương Tây
trong bối cảnh thế giới đương đại
6. Học liệu
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Nguyễn Vũ Hảo: Bài giảng về triết học liên văn hóa.
2. Julillien, Francois: Minh triết phương Đông và triết học phương Tây (do Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Đà Nẵng, 2003.
3. Nguyễn Vũ Hảo: Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học, Tạp chí Triết học, số 7 năm 2006.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên): Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, Ha Noi: Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
5. Kim định: Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây, Nxb Ca Dao, Sài Gòn, 1974. 6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
6. Trần Văn Giầu: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1980. 7. Nguyễn Vũ Hảo: Triết học Đức và những ảnh hưởng của nó ở Việt Nam: vài nét khái lược và suy tư từ giác độ liên văn hóa, trong: Trịnh Trí Thức và Nguyễn Vũ Hảo (chủ biên): Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế 2005), Nxb Đại học Quốc gia, 2006.
8. Nguyễn Vũ Hảo: Quan niệm về con người trong triết học ngôn ngữ của Wittgenstein - Những nền tảng nhân học cho giáo dục và thông hiểu liên văn hóa, NXB TS. Kovac, Hamburg 2002 (sách viết bằng tiếng Đức, 316 tr.).
9. Nguyễn Vũ Hảo: “Các cuộc xung đột giữa các tôn giáo trong thế giới toàn cầu hóa có thể tránh được và giải quyết được hay không?”, báo cáo khoa học cho hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 2 năm 2004 tại Passau, CHLB Đức, trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Chân lý hay sự khoan dung? Những trò chơi ngôn ngữ tôn giáo và vấn đề cùng tồn tại giữa các tôn giáo, Nxb Châu Âu của các khoa học Peter Lang, Frankfurt am Main, 2005.
10. Hofmann, G. R. (Hrsg.): Wie und warum endstand Philosophie in verchiedenen Regionen der Erde?, Berlin 1988.
11. Kimmerle, Heinz: Interkulturelle Philosophie zur Einführung, Hamburg 2002.
12. Phạm Minh Lăng: Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003.
13. Trường Lưu: Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Ha Noi, 2003.
14. Lütterfelds, W. u. Mohrs, Thomas (Hrsg.): Eine Welt - eine Moral? Eine kontroverse Debatte, Darmstadt 1997.
15. Lütterfelds, W.: Der Konflikt der Lebensformen in Wittgensteins Philosophie der Sprache, hrsg. zusammen mit A. Roser, Suhrkamp Verlag, Frankfurt/Main 1999.
16. Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu: điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 % - Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC