TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ – TRUNG ĐẠI: BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN Indian Philosophy in the Ancient – Middle Ages: Ontology and Epistemology (Trang 74)

5. Nội dung mụn học, hỡnh thức tổ chức dạy và học

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Marxist-Leninist Philosophy in the Contemporary Time

1. Thông tin về giảng viên

1.1 Họ và tên: Dương Văn Thịnh

Chức danh, học hàm, học vị: PGS TS, Giảng viên chính

Thời gian làm việc: 8. 00 - 11.00 và 13.30 - 16.30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần

Địa điểm: Văn phòng khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Địa chỉ liên hệ:

+ Cơ quan: Khoa Triết học, nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. + Nhà riêng: Số 90 A, tổ 74, phố Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa + Điện thoại: (CQ): 8581423; (NR): 5142899; (DĐ): 0989374675 Email: Dvthinhtriet@yahoo.com.vn Các hướng nghiên cứu chính: - Triết học Mác - Lênin - Lịch sử phép biên chứng

- Triết học trong khoa học tự nhiên 1.2. Họ và tên:Phạm Văn Chung

Các hướng nghiên cứu chính: - Triết học Mác – Lênin

- Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội

Chức danh, học hàm học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính 1.3. Họ và tên:Lưu Minh Văn

Chức danh, học hàm học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính Các hướng nghiên cứu chính: - Triết học văn hoá - Triết học chính trị 1.4. Họ và tên: Đặng Thị Lan Chức danh, học hàm học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính. Các hướng nghiên cứu chính:

- Triết học Mác – Lênin - Triết học Phật giáo

2. Thông tin chung về môn học

Tên môn học: Triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay (môn lý thuyết) Mã số môn học: THML 19

Số tín chỉ: 3 Môn học: Bắt buộc

Môn học tiên quyết: PHI 6009

Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu môn học

* Mục tiêu kiến thức:

Người học nắm chắc, có hệ thống một số vấn đề căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong thời đại ngày nay như: lý luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng dưới ánh sáng của khoa học hiện đại; Phép biện chứng duy vật với sự phát triển của khoa học hiện đại; Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay; học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức con đường đi lên CNXH ở Việt; Hệ thống các động lực phát triển xã hội hiện nay; Quan hệ giai cấp, dân tộc trong thời đại ngày nay.

* Mục tiêu kỹ năng: Giúp người học có khả năng vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nhận thức khoa học và đề xuất phương hướng giải quyết một số vấn đề của thực tiễn xã hội nước ta đặt ra.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Bằng việc tiếp cận vấn đề dưới góc độ lịch sử, kết hợp với việc khái quát thực tiễn xã hội hiện nay và khái quát những thành tựu của khoa học hiện đại, môn học trình bày một cách có hệ thống, vừa đảm bảo tính chuyên sâu vừa đảm bảo tính hiện đại một số nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử sau đây:

- Lý luận phản ánh dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Nội dung lý luận phản ánh, quan hệ giữa khoa học và lý luận phản ánh trong lịch sử và trong thời đại ngày nay.

- Phép biện chứng duy vật với sự phát triển của khoa học hiện đại. Bản chất của phép biện chứng duy vật. Vai trò phương pháp luận của phép biện chứng duy vật đối với sự phát triển khoa học hiện đại. Vai trò của khoa học tự nhiên với sự phát triển của phép biện chứng duy vật.

- Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay. Mối quan hệ, sự tác động giữa lý luận và thực tiễn trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay.

- Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quá trình nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.

- Hệ thống các động lực phát triển xã hội. Quan niệm vềđộng lực phát triển xã hội. Đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học, kết hợp đúng đắn các lợi ích; dân chủ hoá đời sống xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội v.v. đó là hệ thống các động lực phát triển xã hội.

- Vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại trong thời đại ngày nay. Khái quát đặc điểm thời đại ngày nay, phát triển quan điểm mác xít về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong giai đoạn hiện nay, vận dụng quan điểm đó vào giải quyết vấn đề lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân loại điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ – TRUNG ĐẠI: BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN Indian Philosophy in the Ancient – Middle Ages: Ontology and Epistemology (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)